Đi là để trở về

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hòa mình vào thiên nhiên để thấy bản thân là hạt bụi nhỏ có đủ đầy sự tự do, phóng khoáng, hào sảng. Và để biết rằng, trái tim còn reo vui, đôi chân còn có thể xê dịch, là thêm một lần nhắc lòng biết ơn cuộc đời…

Nơi tôi thuộc về…

Sự thích đi để trải nghiệm luôn rộn ràng trong tôi, từ những ngày mới vào đời, làm phóng viên, tham gia hoạt động Đoàn, hội, đến khi đã là mẹ của hai con và bây giờ đã ngấp nghé tuổi 50, tôi chưa từng… dừng chân. Tôi đi, như một cách tìm hiểu, thấu cảm, đồng điệu trước hết là với chính mình, với vạn vật muôn màu, và nạp đủ đầy năng lượng trở về với guồng quay cuộc sống. Khi đắm mình vào không gian các tỉnh miền núi phía Bắc, thiên nhiên, con người và ẩm thực vùng núi cao hoang lạnh lại khiến lòng tôi nóng hổi khi trở về. Tôi thuộc về nơi ấy, hòa lẫn cùng đất đá, cỏ cây, reo vui cùng gió, tiếng nước chảy, tiếng côn trùng nỉ non... Sự bình yên hiện hữu trên những chặng đường.

Băng qua sông Bôi (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình), mở ra một vùng thảo nguyên được bao bọc bởi những rặng núi đá vôi hùng vĩ
Băng qua sông Bôi (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình), mở ra một vùng thảo nguyên được bao bọc bởi những rặng núi đá vôi hùng vĩ

Vài lần băng qua sông Bôi tỉnh Hòa Bình, lái xe trên con đường đất gập ghềnh để tiến vào Thung Trâu, tôi và bạn đồng hành đều òa lên thích thú. Xe vừa đi qua được một khung cửa hẹp, trước mắt mở ra là một thung lũng như thảo nguyên bao bọc bởi dãy núi đá vôi, cây cối um tùm phủ xanh. Trâu, dê núi nhởn nhơ gặm cỏ bên những mục đồng... như một phim trường thiên nhiên tráng lệ. Đến đây cắm trại, đàn hát, trời lành lạnh nhâm nhi chút rượu nồng, ngắm hoàng hôn rơi dần sau dãy núi, đơn giản là dành cho mình một nốt lặng ngắn ngủi để hít sâu, thở chậm sau chuỗi ngày sôi động ở phố thị. Vậy là đủ đầy với những người luôn tìm kiếm sự nhẹ nhàng từ cuộc sống.

Tôi chắc cả đời chẳng thể quên chuyến đi qua miền biên giới ngay sau khi hết dịch Covid-19. Bắt đầu từ Thác Bản Giốc, Cao Bằng qua Lạng Sơn về đỉnh Mẫu Sơn, Bình Liêu và điểm đến là Hạ Long (Quảng Ninh) xinh đẹp. Những ngày ròng rã, tôi miệt mài tận hưởng cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng. Về Lạng Sơn, vào tuyến đi dọc đường biên giới, chạy trên con đường uốn lượn quanh co nhưng thơ mộng bởi những hàng dương nối tiếp nhau. Hàng rào biên giới như “rượt đuổi” cùng tôi. Cứ thế miên man, tôi không nhớ đã đi qua bao nhiêu chiếc cột được đánh số, chỉ thấy dãy hàng rào kim loại lạnh lùng kia dài vô tận như xúc cảm thiêng liêng cho niềm yêu quê hương đến kỳ lạ. Vài bận đi Đông đi Tây ra nước ngoài, nhưng chưa bao giờ tìm lại được hành trình xúc cảm mang dấu ấn của ranh giới lãnh thổ quê hương mình. Đó là điểm chạm cảm xúc mãnh liệt nhất tôi từng gặp trong tôi.

Thỏa ước mơ đi

Tôi trên những chuyến hành trình chính là hình ảnh người phụ nữ nhỏ bé lái chiếc xe bán tải vì nó gợi lên ước mong: vượt qua khó khăn cuộc sống để được đi và trải nghiệm. Ở vị trí cầm vô lăng, tôi cảm nhận rõ sự tự do, mạnh mẽ và hơn cả là cảm giác chinh phục thử thách trên những cung đường. Tôi đã thử sức mình bằng cách lái xe bán tải qua sông Bôi trơn trượt đầy đá cuội dưới lòng sông, lái xe leo đồi thơ mộng trong Thung Trâu hay một đoạn đường núi đồi tuyệt đẹp ở Tà Xùa…

Tác giả bên cột mốc biên giới 1297 xã Bắc Xa, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn
Tác giả bên cột mốc biên giới 1297 xã Bắc Xa, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Đơn giản vậy thôi đã thỏa ước mơ đi. Cuộc sống thành thị hối hả, tranh thủ được thời gian là tôi lại làm bạn với xe bán tải, dù là đi gần. Mũi Yến (Bình Thuận) là điểm đến gần mà tôi yêu thích. Con đường mòn dẫn ra Mũi Yến giúp tôi cảm giác như lái xe giữa tiểu sa mạc vậy. Xung quanh là cát, là cây cỏ hoang dại khô cằn, bụi tung mịt mù từ những bánh xe, con đường cát đá sỏi gập ghềnh cứ dẫn đi và ngỡ ngàng khi biển hiện ra ngay trước mặt. Từ bao la này (cát) dẫn ra bao la khác (biển), hào hứng và thú vị đẩy những bộn bề và phiền muộn trôi tuột về phía sau.

Những thiết kế thời trang đầu tay của tôi cũng là lấy ý tưởng từ vùng đất này, như một cách để đưa cuộc sống về với thiên nhiên, nuôi dưỡng và ấp ủ một tình yêu. Tỉ như cung đường ra Hồ Cốc - Bình Châu, tôi không nhớ nổi đã đi bao lần. Vẫn thích đoạn đường ngắn xuyên rừng cây xanh mướt, những tia nắng cuối ngày lác đác vàng. Đâu cần phải đi đâu xa để ngắm mùa thu nhỉ! Tôi tin rằng những ai sợ mình chai sạn cảm xúc và không còn sức sáng tạo, hãy đi ngay khi có thể, dù chỉ đi gần.

Thiên nhiên bao dung, xoa dịu và cho ta dạt dào cảm hứng.

Giấc mơ nhỏ: Khám phá tận cùng đất nước

Tôi từng ôm trong mình một giấc mơ: mỗi năm cố gắng đi nước ngoài đôi ba lần, mỗi lần là một vùng đất ở một đất nước xa xôi. Nhưng càng đi nhiều, tôi xây cho mình 1 giấc mơ gần: Khám phá chính quê hương mình. Còn nhớ thời dịch, cứ được cho phép đi là tôi lại lên đường. Cái mũi tôi đến khổ vì việc đi test để lấy giấy thông hành. Và đi trong tâm thế, nếu dịch bùng thì “quay xe” trở về. Một chặng đường đáng nhớ, dù đi xa hay đi gần, đến bất cứ đâu, tôi cũng đều tận hưởng trọn vẹn từng hơi thở của vùng đất và con người nơi ấy, để thấy đâu đâu cũng là nhà, thân thương và gắn bó. Là Hà Nội - “ngôi nhà thứ 2” của gia đình tôi với những góc phố một lần qua là bao lần nhớ, là nơi quyện hồn người với ẩm thực duyên dáng nét Đông phương.

Cùng bạn đồng hành nghỉ ngơi tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

Cùng bạn đồng hành nghỉ ngơi tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

Là TPHCM - mảnh đất quê hương nơi tôi sinh ra và lớn lên, hơn nửa đời người vẫn chưa thôi ngỡ ngàng khám phá ra những ngõ ngách hồn phố cùng nét tính cách của những người dân lưu xứ. Là từ Bắc chí Nam, phố thị hay làng quê chưa xa đã gây thương nhớ. Tôi biết, mình thuộc về nơi này, dù có đi xa thì đôi chân này vẫn luôn mong về gần.

Có thể bạn quan tâm

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

(GLO)- Trong kháng chiến, bên cạnh những người lính cầm súng chiến đấu còn có nhiều phóng viên chiến trường với “vũ khí” là chiếc máy ảnh, cuốn sổ tay, cây bút để ghi lại từng khoảnh khắc của lịch sử. Ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Vĩnh Hoa là những nhà báo như vậy.

null