Đề xuất quy hoạch vùng trời, lòng đất, không gian biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thảo luận về dự án Luật Quy hoạch, ngày 25-10, nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất quy hoạch vùng trời, lòng đất, không gian biển, không gian mạng…
Thảo luận về dự án Luật Quy hoạch tại Hội trường, ngày 25/10, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) dành sự quan tâm đặc biệt tới quy hoạch vùng trời, lòng đất, quy hoạch không gian biển, thậm chí là quy hoạch không gian mạng. Bên cạnh đó, các ĐBQH cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tính thời kỳ quy hoạch dài hơn, trong đó 10 năm chỉ nên là thời kỳ ngắn nhất, quy hoạch quốc gia phải 50 năm mới hợp lý.
 3 lát không gian trong quy hoạch
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) nêu ý kiến: Trong dự thảo lần này có 5 lần nói về vùng trời. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập và quy hoạch về vùng trời chưa bao quát, chưa rõ ràng dẫn đến rất khó khả thi.
Theo ông Nhưỡng, những quy định về vùng trời còn mang tính rất hình thức vì chưa làm rõ quy hoạch vùng trời là gì, chưa định nghĩa về quy hoạch vùng trời. Đặc biệt, chưa có quy định liên kết với các quy hoạch khác như quy hoạch xây dựng, quy hoạch về hàng không dân dụng, hàng không vũ trụ, những vấn đề liên quan đến vật thể bay nhân tạo, vị trí không gian, quỹ đạo không gian, tần số, giải tần, sóng vô tuyến, hành lang di chuyển, lối đi công trình ngầm dân sinh và công trình ngầm quốc phòng an ninh…
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, quy hoạch có 3 lát không gian: không gian mặt đất, vùng trời (khoảng không tính từ mặt đất lên đến tầng không gian vũ trụ); không gian từ mặt đất xuống đến tâm trái đất.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng
Trong khi việc xây dựng các công trình ngầm sẽ ngày càng phát triển, trong đó có các tuyến metro, cống ngầm, công trình điện ngầm,… Nếu không quy hoạch đủ các lát cắt trên sẽ là thiếu sót, ông Nhưỡng bày tỏ.
Đặt vấn đề về quy hoạch không gian biển, ĐBQH Leo Thị Lịch (đoàn Bắc Giang) cho biết, trên lãnh hải, vùng biển có các hoạt động kinh tế vận tải biển, khai thác dầu khí, các hoạt động dịch vụ như du lịch trên các bãi biển, các vịnh..., vì thế, quy hoạch ngành quốc gia cần quy định định hướng bố trí sử dụng không gian các hoạt động trong vùng bờ biển, biển và hải đảo.
 ĐBQH Leo Thị Lịch
ĐBQH Leo Thị Lịch
Chia sẻ về vấn đề quy hoạch không gian, ĐBQH Nguyễn Thanh Hồng (đoàn Bình Dương) đánh giá, trong dự án có một số khái niệm giải thích không rõ ràng, không minh bạch, không thống nhất, ví dụ quy hoạch không gian. Trong giải thích từ ngữ thì có 2 loại quy hoạch, quy hoạch không gian và quy hoạch không không gian, ví dụ quy hoạch đất đai là không không gian còn các quy hoạch khác quy hoạch vùng, quy hoạch không gian biển là quy hoạch không gian.
Ông Hồng băn khoăn: Không gian với không không gian khác nhau chỗ nào mà ngay thể hiện trong luật cũng không nhất quán. Đồng thời, đại biểu này cũng cho biết, Luật An ninh mạng có quy định về không gian mạng quốc gia, vậy cũng phải có quy hoạch không gian mạng.
Phải tính thời kỳ quy hoạch dài hơn
Theo ĐBQH Lê Xuân Thân (đoàn Khánh Hòa), thời kỳ quy hoạch nêu trong dự thảo Luật Quy hoạch là 10 năm là quy định cứng nhắc và quá ngắn. Ông Thân đề nghị phải tính dài hơn, có thể điều chỉnh thêm quy định thấp nhất 10 năm, chứ không nên quy định cứng.
ĐBQH Lê Xuân Thân
ĐBQH Lê Xuân Thân
Đồng quan điểm này, ĐBQH Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng, quy hoạch 10 năm là quá ít, quy hoạch vùng phải từ 20 - 30 năm, quy hoạch quốc gia phải 50 năm mới hợp lý.
Ông Trí cũng nghị cần công khai quy hoạch càng nhiều càng tốt. Khi xây dựng quy hoạch cần lấy ý kiến nhưng khi quy hoạch xong cần công khai ở mức nhiều nhất. Đại biểu Trí dẫn chứng: Vừa rồi có đề xuất xây dựng lại ga Hà Nội (ga Hàng Cỏ), rất nhiều ý kiến trái chiều mà nguyên nhân là người dân bị thiếu thông tin về quy hoạch. Đến khi Chủ tịch thành phố trình bày rõ thì người dân lại thấy quá hợp lý, quá hay.
ĐBQH Nguyễn Anh Trí
ĐBQH Nguyễn Anh Trí
Về chi phí cho hoạt động lập quy hoạch, một số đại biểu cho rằng dự thảo Luật quy định chi phí lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch được sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Tuy nhiên, Luật Đầu tư công hiện nay không có tiêu chí nào xác định hoạt động lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch thuộc các loại dự án đầu tư công. Do đó, cần sửa đổi Luật Đầu tư công để đảm bảo tính thống nhất và khả thi của Luật Quy hoạch.
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận đây là dự án Luật khó và quan trọng. Theo Bộ trưởng Dũng, về quy trình lập quy hoạch, không phải do một cơ quan hay một tổ chức nào có thể lập được quy hoạch, mà tất cả các bộ, ngành liên quan, các chuyên gia trong nước và ngoài nước phải cùng tham gia.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Về điều chỉnh quy hoạch, ông Nguyễn Chí Dũng nhận định, đây là một vấn đề rất quan trọng, phức tạp. Lập quy hoạch đã khó nhưng tổ chức giữ được quy hoạch và thực hiện quy hoạch còn khó hơn. Vì thế, phải đảm bảo điều chỉnh quy hoạch phù hợp với thực tiễn cuộc sống, nhưng cũng phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định, không được điều chỉnh tùy tiện trong quá trình thực hiện quy hoạch.
Trần Ngọc (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.