Đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm Chủ tịch nước, Thủ tướng hàng năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đề án đổi mới hoạt động của Quốc hội đề xuất hàng năm tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng cùng cấp phó và các chức danh khác do Quốc hội bầu gây nhiều tranh luận trái chiều tại UB Thường vụ chiều ngày 23-3.

Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH được trình xin ý kiến UB Thường vụ lần đầu. Vấn đề tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn là theo tinh thần Nghị quyết TƯ 4 là một nội dung được đặt ra.

Hàng năm Quốc hội có thể tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo nhà nước.
Hàng năm Quốc hội có thể tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo nhà nước.

Theo đề xuất, hằng năm Quốc hội sẽ tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm với Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước. Kết quả bỏ phiếu được công bố công khai. Người không đủ số phiếu tín nhiệm quá bán so với tổng số đại biểu Quốc hội 2 lần liên tiếp sẽ được xem xét, trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc từ chức.

Nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ tỏ ý tán đồng đề xuất này, nhưng cũng không ít ý kiến lo ngại.

Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương đặt vấn đều, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê duyệt thì phải “làm” đến đoàn Thư ký kỳ họp chứ không chỉ ở các chức danh đứng đầu nhà nước và cấp phó như đề xuất. “Còn nói bỏ phiếu tín nhiệm với Chính phủ thì không chuẩn vì không có con người cụ thể, chưa chặt chẽ, vừa thừa vừa thiếu”- bà Nương “bắt lỗi”.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cũng khuyến cáo việc này cần cân nhắc thận trọng trước khi tiến hành. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển cùng lưu ý, việc đổi mới này chỉ có thể thực hiện khi có đủ 3 vấn đề thời gian, nguồn lực, khả năng giải quyết mà QH hiện đều đang rất “bí”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu tiếp thu các ý kiến thảo luận để bổ sung, chỉnh lý đề án, tiếp tục trình để UB Thường vụ bàn một lần nữa vào phiên họp tháng sau (dự kiến bắt đầu từ 10-4).

Đề án đổi mới hoạt động của Quốc hội cũng nêu đề xuất thay đổi cách thức tổ chức các kỳ họp Quốc hội. Theo đó, có 2 phương án được thiết kế. Phương án 1, tổ chức kỳ họp trong khoảng 20-25 ngày (rút ngắn so với số lượng 30-35 ngày hiện nay), một năm 2 kỳ, tổng cộng Quốc hội làm việc khoảng 40-50 ngày/năm, vẫn đảm bảo hoàn thành nội dung và chất lượng kỳ họp. Một phần công việc của kỳ họp sẽ được chuyển sang hoạt động thường xuyên giữa hai kỳ họp và các đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Phương án 2 là hàng năm tổ chức 3 kỳ họp. Kỳ họp thứ nhất chủ yếu về công tác xây dựng pháp luật và một số vấn đề kinh tế xã hội cấp bách, được tổ chức vào tháng 3. Hai kỳ họp tiếp theo để thảo luận, quyết định các vấn đề kinh tế xã hội và một số nội dung khác theo thông lệ, được tổ chức từ 1 đến 15-7 và 1 đến 15-11.

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, đổi mới, chuyển sang họp trực tuyến nhưng chương trình vẫn phải được bảo đảm mà thời gian thì rút ngắn hơn.

“Một số hoạt động có thể đưa về chuyên trách như việc phát tài liệu tại hội trường rồi đọc lại, buộc 500 đại biểu ngồi nghe có thể rút gọn được. Chuyển từ họp tập trung sang họp trực tuyến sẽ đỡ thời gian, công sức hơn. Còn phương án tổ chức thêm 1 kỳ họp nữa chỉ thêm tốn kém”- ông Hùng phát biểu.

Chủ tịch QH gợi ý tổ chức họp trực tuyến cho những nội dung lần đầu trình, còn cho ý kiến những phiên thảo luận và thông qua các vấn đề vẫn phải tập trung tại hội trường. Phương án rút gọn kỳ họp xuống 20-15 ngày theo đó hoàn toàn khả thi.  

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thì nêu quan điểm, dù tổ chức họp tập trung hay trực tuyến cũng phải xác định đảm bảo chất lượng và giá trị pháp lý. Họp trực tuyến cũng phải tiến hành thủ tục, quy trình như bình thường. Ngay cả việc “bấm nút”, theo ông Lưu, tổ chức tập trung ở hội trường hay ở nhiều địa điểm khác nhau cũng có thể thực hiện, quan trọng ở thẩm quyền bấm nút và kết quả bấm nút được đảm bảo, xác nhận.

Theo dantri

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Đăng Vũ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến các cơ quan khối Đảng tỉnh và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy diễn ra vào chiều 4-12.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.