Dễ thương vô cùng với khoảnh khắc con gái dạy học cho bố mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hình ảnh cô con gái dạy bố mẹ học tiếng Anh giao tiếp đã nhận được nhiều sự quan tâm trên cộng đồng mạng.

‏Vì muốn giúp bố mẹ tiếp cận và học tốt ngôn ngữ khi định cư ở nước ngoài, Hồ Nguyễn Phương Thảo (23 tuổi), hiện đang là giáo viên tiếng Anh tự do ở TP.HCM, đã dạy tiếng Anh giao tiếp cho bố mẹ. Đây là 2 "học sinh" đặc biệt nhất của Thảo.

Những giờ học tiếng Anh vui vẻ của cả gia đình Thảo. Ảnh: NVCC

Những giờ học tiếng Anh vui vẻ của cả gia đình Thảo. Ảnh: NVCC

‏Thảo cho biết để có thể tự tin dạy bố mẹ như bây giờ là nhờ kinh nghiệm hơn 1 năm làm giáo viên tiếng Anh của cô. "Khi nghe bố mẹ đề xuất dạy tiếng Anh cho họ, mình hơi chần chừ một chút xíu, bởi mình có hạn chế là hay ngại khi giao tiếp tiếng Anh với người thân. Nhưng khi nghĩ đến chuyện bố mẹ sang định cư ở một đất nước xa lạ, nếu không có tiếng Anh thì sẽ rất bất tiện, nên mình quyết định sẽ dạy tiếng Anh cho bố mẹ", Thảo chia sẻ.‏

‏Bố mẹ của Thảo định cư cùng với 2 người con trai tại Mỹ. Sự chênh lệch múi giờ khiến cho việc học trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy, Thảo luôn cố gắng dành thời gian cho bố mẹ nhiều nhất có thể. Nếu khi nào có việc bận, Thảo sẽ nhắn trước một hôm để nghỉ, còn lại nếu không có gì phát sinh thì việc học vẫn sẽ diễn ra mỗi ngày, ngoại trừ cuối tuần. ‏

‏Thảo cho hay giáo trình cô dạy cho bố mẹ có đủ cả 4 kỹ năng là nghe, nói, đọc, viết. Những kỹ năng quan trọng nhất trong tiếng Anh giao tiếp là nghe và nói, chính vì vậy Thảo tạo điều kiện cho bố mẹ tập nói, tập phát âm và nghe audio người bản xứ thật nhiều trong suốt buổi học. Bên cạnh đó, có nhiều bài tập yêu cầu 2 "học sinh" đặc biệt này điền từ vào chỗ trống, sắp xếp lại trật tự câu, từ và học từ vựng mỗi ngày. ‏

"Việc tiếp cận tiếng Anh muộn đòi hỏi bố mẹ phải dành nhiều thời gian mới có thể thành thạo trong giao tiếp với người bản xứ. Tuy nhiên, may mắn là bố mẹ mình có trí nhớ tốt, đôi khi có những từ chỉ đọc qua một lần là đã nhớ nên mình nghĩ khó khăn nào rồi cũng sẽ vượt qua", Thảo nói. ‏

‏Với Thảo, được trò chuyện với bố mẹ thông qua việc dạy học là những giây phút rất hạnh phúc. Khi bố mẹ học, bên cạnh còn có anh trai và em trai của Thảo hỗ trợ. Thảo hay gọi vui anh, em trai là "trợ giảng" và "giám thị" cùng tham gia lớp với 2 "học sinh bố mẹ". Khi có khó khăn trong quá trình truyền tải qua màn hình thì "trợ giảng" sẽ hướng dẫn, còn khi "học sinh bố" làm việc riêng trong giờ học thì sẽ được "giám thị anh trai" nhắc nhở.

"Nhìn bố mẹ vui vẻ, thoải mái và hăng say học tập, làm mình thấy việc dạy học này trở nên ý nghĩa một cách đặc biệt vì nó đã giúp gắn kết gia đình mình hơn", Thảo bộc bạch.

Bài giảng bắt đầu từ những nội dung cơ bản nhất. Ảnh: NVCC

Bài giảng bắt đầu từ những nội dung cơ bản nhất. Ảnh: NVCC

‏Việc tiếp cận công nghệ cũng như một ngôn ngữ, một nền văn hóa mới lúc nào cũng có những khó khăn nhất định, đặc biệt là đối với người lớn, bố mẹ Thảo cũng không ngoại lệ. Vì có sự hạn chế về các thao tác trên máy tính trong lúc học nên bố mẹ Thảo mất 1-2 tiếng đồng hồ để hoàn thành bài học, trong khi giáo trình mỗi bài học chỉ kéo dài trong 45 phút. Song, với Thảo, đó là cơ hội tốt vì qua đó bố mẹ cô vừa trau dồi được vốn tiếng Anh vừa được học thêm kỹ năng tin học. Trong hơn 1 tháng vừa qua, bố mẹ Thảo đã làm quen và bắt nhịp vào bài học khá thành thạo. ‏

‏"Mình nghĩ ở độ tuổi nào cũng có thể bắt đầu học một thứ gì đó mới mẻ. Và việc con cái có thể dạy học ngoại ngữ cho bố mẹ như thế này còn giúp tình cảm gia đình thêm gắn kết hơn, khoảng cách giữa hai thế hệ sẽ không còn xa nữa. Mình tự nhủ phải luôn điềm tĩnh và nhẫn nại, có từ nào bố mẹ chưa hiểu hay phát âm mất nhiều thời gian thì phải nhẹ nhàng hướng dẫn và cùng bố mẹ luyện tập đến khi được mới thôi. Giống như cách mà bố mẹ đã nuôi lớn mình một cách kiên nhẫn và bao dung, mình cũng muốn làm điều tương tự với bố mẹ và với cả những người xung quanh mình", Thảo bày tỏ.‏

‏Được xem khoảnh khắc Thảo dạy tiếng Anh cho bố mẹ, ‏‏Nguyễn Thị Ngọc (23 tuổi), ngụ tại đường số 6, P.Bình Chiểu, TP.Thủ Đức, TP.HCM, cho biết: "Mình xem đi xem lại đoạn video nhiều lần vì cả gia đình quá đáng yêu. Tinh thần học tập của cô chú thật đáng ngưỡng mộ, đó sẽ là tấm gương để mình noi theo". ‏

Có thể bạn quan tâm

Thư viện từ những bông hoa

Thư viện từ những bông hoa

Hoa là tượng trưng cho vẻ đẹp, sách là sản phẩm tri thức. Các bạn trẻ trong nhóm “Thư viện từ những bông hoa” đã tích hợp hai yếu tố đó làm một để chở theo những giấc mơ, mở ra chân trời mới cho trẻ em nghèo vùng cao.

Trao yêu thương đầu năm mới

Trao yêu thương đầu năm mới

(GLO)- Ngay khi năm mới 2025 vừa sang, nhiều hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tinh thần trao yêu thương đầu năm mới chính là lời cam kết đầy tình người, rằng không ai bị bỏ lại phía sau.

Lan tỏa tình yêu đất nước cho thế hệ trẻ từ công trình “Đường cờ Tổ quốc”

Lan tỏa tình yêu đất nước cho thế hệ trẻ từ công trình “Đường cờ Tổ quốc”

(GLO)- Nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người dân, đặc biệt là các bạn trẻ, một số tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã thực hiện công trình “Đường cờ Tổ quốc”, “Đường cờ Đảng” tại các thôn, làng. 

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Những bước chân không mỏi trao yêu thương

Những bước chân không mỏi trao yêu thương

Gắn với nghiệp “gieo chữ”, những giáo viên vùng cao, giảng viên trẻ chung bầu nhiệt huyết, họ luôn giữ và thắp lên ngọn lửa tri thức, mang ánh sáng, trao những yêu thương, truyền cảm hứng gieo hy vọng cho bao thế hệ học trò vững vàng tiến bước.