Để người lớn tuổi không bị bỏ lại phía sau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xã hội đang thay đổi nhanh chóng. Công nghệ bùng nổ, trí tuệ nhân tạo đang thay thế hàng loạt công việc; dân số già hóa nhanh, tuổi hưu tăng, lực lượng lao động bị tinh giản.

Vậy những người lớn tuổi sẽ đi về đâu? Rút lui, sống chờ thời gian trôi qua hay tiếp tục học hỏi, thích nghi và khẳng định giá trị của mình?

Khi nghỉ hưu, rất nhiều người rơi vào trạng thái chơi vơi, mất phương hướng. Họ có kinh nghiệm, có kiến thức, nhưng lại không biết làm gì tiếp theo.

Ở Nhật Bản, nhiều người già vẫn làm việc, vẫn sáng tạo, vẫn đóng góp. Ở các quốc gia phát triển, người lớn tuổi liên tục tham gia các khóa học, cập nhật công nghệ mới, tận dụng kinh nghiệm của mình để khởi nghiệp hoặc cố vấn cho thế hệ sau. VN cũng có thể làm được nếu chúng ta phá bỏ suy nghĩ rằng "nghỉ hưu là nghỉ ngơi". Thật ra nghỉ hưu là cơ hội để làm điều mình thích, khám phá những điều mới và tiếp tục đóng góp theo cách phù hợp hơn.

Một thực tế khác là việc tinh giản biên chế trong khu vực nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ. Những lao động này có tri thức, có kỹ năng, và vẫn có thể làm việc hiệu quả nếu được tái đào tạo, định hướng đúng cách.

Nếu không hành động kịp thời, chúng ta sẽ đánh mất nguồn lao động chất lượng trong khi nền kinh tế thì vẫn đang khát nhân lực có kinh nghiệm.

Học tập suốt đời chính là chìa khóa để họ chuyển đổi nghề nghiệp, thích nghi với thời đại số, thậm chí tham gia vào các lĩnh vực mới như kinh doanh, giảng dạy, tư vấn hoặc khởi nghiệp… Vì vậy, học tập suốt đời không còn là khẩu hiệu mà trở thành lối thoát duy nhất để người lớn tuổi không bị bỏ lại phía sau, để họ tiếp tục làm chủ cuộc sống, đóng góp cho xã hội; thậm chí mở ra những cánh cửa mới mà trước đây họ chưa từng nghĩ tới.

Nhưng để làm được điều này, không chỉ cá nhân phải thay đổi, mà cả nhà nước, doanh nghiệp, trường đại học cũng phải tham gia.

Đó là những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ với các giải pháp cụ thể từ nhà nước. Chẳng hạn hỗ trợ tài chính cho người lớn tuổi học tập, như trợ giá các chương trình đào tạo, thậm chí miễn phí cho những nhóm lao động bị tinh giản. Ưu đãi cho doanh nghiệp tuyển dụng người cao tuổi như giảm thuế, hỗ trợ chi phí đào tạo để doanh nghiệp thấy rằng tuyển dụng lao động lớn tuổi không phải gánh nặng mà là cơ hội. Phát triển hệ thống giáo dục mở cho mọi lứa tuổi bằng việc các trường đại học cần có chương trình đào tạo linh hoạt, học trực tuyến kết hợp thực tế để phù hợp với người lớn tuổi. Thúc đẩy mô hình "trường học cộng đồng" như biến các thư viện, trung tâm văn hóa thành nơi học tập suốt đời cho người cao tuổi.

Các trường đại học, cao đẳng cũng cần mở rộng các chương trình học tập suốt đời, xây dựng các chương trình học tập liên thế hệ, tận dụng người lớn tuổi làm giảng viên, cố vấn…

Nhưng dù chính sách tốt đến đâu, nếu người lớn tuổi không chủ động, thì tất cả vẫn chỉ là lý thuyết. Vì thế người lớn tuổi cần bước ra khỏi vùng an toàn, không ngại học công nghệ mới, không ngại thử sức với những lĩnh vực khác, chủ động tìm kiếm cơ hội học tập…

Nếu không thay đổi, hàng triệu người sẽ bị bỏ lại phía sau. Nhưng nếu hành động ngay, chúng ta sẽ có một lực lượng lao động lớn tuổi đầy kinh nghiệm, trí tuệ và vẫn tiếp tục tỏa sáng.

(*) Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công thương TP.HCM

Theo Thạc sĩ Phạm Thái Sơn (*) (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Để Việt Nam phát triển nhân lực AI

Để Việt Nam phát triển nhân lực AI

Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã đặt ra nhiều thách thức lớn cho các trường ĐH trong việc định hướng, đổi mới chương trình, chiến lược đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội và thị trường lao động.

Bất cập bảo hiểm xe máy

Bất cập bảo hiểm xe máy

Với tỷ lệ bồi thường quá thấp, chính sách không còn thực sự phát huy tác dụng, đã tới lúc cơ quan quản lý nhà nước cần nghiêm túc xem xét xử lý bất cập liên quan bảo hiểm xe máy bắt buộc.

Đứng yên hay sẵn sàng thích nghi?

Đứng yên hay sẵn sàng thích nghi?

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, sau khi nghe tin có sự sắp xếp, tổ chức lại bộ máy chính quyền các cấp từ Trung ương tới địa phương, nhiều người “đứng ngồi không yên”, nhất là những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở những đơn vị trong diện dừng hoạt động hoặc sáp nhập vào đơn vị khác.

Xây dựng thói quen chấp pháp

Xây dựng thói quen chấp pháp

Quy định pháp luật gần như đã bao trùm hết tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng việc chịu trách nhiệm thi hành pháp luật lâu nay vẫn còn nhiều khoảng trống. Xây dựng thói quen chấp pháp là việc tưởng như dễ, nhưng thực tế thường là cả một quá trình gian nan.

Kiên định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Kiên định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Qua các kỳ đại hội, Ðảng ta luôn nghiêm túc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề ra những quan điểm chỉ đạo đúng đắn, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn nhằm xây dựng, hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam mang bản chất dân chủ, ưu việt, tốt đẹp.

Vươn mình phát triển và thịnh vượng

Vươn mình phát triển và thịnh vượng

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Tinh thần ấy vẫn còn vẹn nguyên và trở thành nguồn cảm hứng để chúng ta vượt qua những biến chuyển khó lường của thế giới.