Để người dân không 'sập bẫy' lừa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Gần đây, nhiều người dân “sập bẫy” vì tin vào những quảng cáo trên mạng xã hội “việc nhẹ lương cao” tại Campuchia - như Báo Thanh Niên đã vào cuộc phản ánh.

Hậu quả, nhiều trường hợp “tiền mất tật mang”, lương thì không được nhận mà gia đình còn phải tốn tiền “chuộc người”, rồi có cả các trường hợp bị đánh đập, hành hạ. Và rồi, hành trình để trở về lại được quê nhà vô cùng gian nan, mang theo nợ nần chồng chất.

Đáng lo là dù báo chí và dư luận liên tục cảnh báo về các nguy cơ, rủi ro từ những chiêu trò dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”, nhưng vẫn có thêm nhiều nạn nhân mới. Trong đó, có rất nhiều nạn nhân sinh sống ở các khu vực vùng sâu vùng xa. Thực tế, việc sinh sống tại các vùng sâu vùng xa có thể khiến cho nhiều người dân gặp những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận thông tin, không kịp thời nhận được các cảnh báo từ báo chí hay các phương tiện truyền thông trực tuyến về các rủi ro như trên.

Vì thế, để người dân thường xuyên nắm bắt rủi ro trước các chiêu trò dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”, chính quyền cơ sở ở các địa phương - đặc biệt tại vùng sâu vùng xa - nên thường xuyên nắm bắt thông tin, rồi tuyên truyền đến từng người dân bằng các biện pháp gần gũi, hiệu quả.

Thực tế, việc giới hạn tiếp cận cảnh báo khiến người dân “sập bẫy” không chỉ bởi các mánh khóe “việc nhẹ lương cao”, mà còn trước nhiều thủ đoạn khác. Điển hình như hơn 10 năm qua, thỉnh thoảng người dân ở nhiều vùng nông thôn lại bị thiệt hại do vì cái lợi trước mắt mà nhổ rễ cây tiêu, nuôi ốc bươu vàng, đốn một số loại cây… để bán cho thương lái Trung Quốc. Chỉ vì những lợi ích trước mắt, nhiều người đã phải gánh chịu hậu quả lâu dài, thậm chí bị ảnh hưởng kế sinh nhai. Đến khi các cơ quan chức năng địa phương nắm bắt, thông báo lên cấp cao hơn để nhờ hướng dẫn giải quyết thì danh sách nạn nhân đã dài ra thêm. Đáng tiếc, những chiêu trò như thế cứ lâu lâu lại xảy ra, rồi người dân lại vẫn “sập bẫy”, chính quyền địa phương lại “trông chờ” cấp trên.

Để giải quyết thực trạng trên, công tác nắm bắt các diễn biến ở địa bàn cơ sở và nhanh chóng đưa ra các cảnh báo rủi ro có vai trò cực kỳ quan trọng nhằm bảo vệ người dân. Đó là nhiệm vụ quan trọng của các chính quyền cấp cơ sở. Đừng để mất bò mới lo làm chuồng, mà cần tăng cường sự chủ động.

Xa hơn, không chỉ cảnh báo các nguy cơ cụ thể, chính quyền địa phương cần có biện pháp nâng cao nhận thức cho người dân để phòng tránh các bẫy lừa - tuy muôn hình vạn trạng, nhưng thường có chung mánh khóe là đưa ra những “miếng mồi” trông rất “dễ ăn”.

Theo HOÀNG ĐÌNH (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.