Đề nghị các tỉnh báo cáo kiểm kê đất đai năm 2019 trước ngày 20/10

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đại diện Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết hiện cả nước còn 18 tỉnh, thành phố chưa hoàn thành kiểm kê đất đai cấp tỉnh năm 2019; đề nghị các địa phương hoàn thành, báo cáo trước ngày 20/10/2020.
 
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Đại diện lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết tính đến ngày 8/10/2020, cả nước còn 14 tỉnh, thành phố đã hoàn thành kiểm kê đất đai cấp xã, cấp huyện nhưng đang rà soát, chỉnh sửa và tổng hợp kết quả kiểm kê đất đai năm 2019; 4 địa phương chưa hoàn thành kiểm kê đất đai năm cấp huyện.
Danh sách các tỉnh, thành phố chậm tiến độ kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019, gồm: Tuyên Quang, Nghệ An, Quảng Nam, Thanh Hóa, Cần Thơ, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Yên Bái, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Kon Tum, Đắk Lắk, Ninh Bình và Quảng Trị.
Trong số 18 tỉnh, thành phố chưa hoàn thành kiểm kê cấp tỉnh nêu trên, Tổng cục Quản lý đất đai đã lập các đoàn công tác kiểm tra đôn đốc 4 tỉnh (Hà Giang, Hòa Bình, Kon Tum và Đắk Lắk). Có 4/63 tỉnh, thành phố chưa hoàn thành kiểm kê đất đai năm 2019 ở cấp huyện là Yên Bái, Điện Biên, Thanh Hóa và Nghệ An.
Ngoài ra, trên phần mềm TK online cũng mới chỉ có 56/63 tỉnh, thành phố đưa toàn bộ dữ liệu cấp xã lên TK online.
Theo ông Đào Trung Chính, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, nguyên nhân chậm tiến độ là do công tác chỉ đạo, triển khai ở các địa phương chưa quyết liệt; các địa phương chưa nhận được kinh phí hỗ trợ từ Trung ương.
Trong khi, kinh phí địa phương tại nhiều tỉnh còn chậm giao bổ sung (mặc dù dự toán kinh phí đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt). Do đó chưa có cơ sở để đấu thầu lựa chọn đơn vị thi công mặt khác thủ tục đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, công khai hồ sơ,… dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu bị chậm.
Bên cạnh đó, dự án “hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” mặc dù đã được thực hiện ở một số nơi, song nhiều địa phương chưa hoàn thành nên việc thống nhất đường địa giới kiểm kê đối với đơn vị hành chính cấp xã, huyện gặp nhiều khó khăn.
 
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên việc thực hiện ở các địa phương cũng bị chậm, đặc biệt công tác thực hiện tại cấp huyện, tỉnh do không thể đi đôn đốc, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm của các xã làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả địa phương và Trung ương.
Về phía địa phương, ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái cho biết việc chậm tiến độ nêu trên do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện song do kỳ kiểm kê đất đai phải thực hiện chọn đơn vị tư vấn qua hình thức đấu thầu dẫn tới chậm tiến độ.
“Đến nay tỉnh đã hoàn thành kiểm kê 173/173 xã và cam kết tới ngày 30/10 sẽ hoàn thành về gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường,” ông Phước nói.
Ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên cũng nhìn nhận nguyên nhân chậm thực hiện kiểm kê đất đai năm 2019 của tỉnh này là do khâu tổ chức triển khai chưa quyết liệt, trách nhiệm của chính quyền cơ sở là chính. Do đó, ông Tiến cam kết sẽ hoàn thành và báo cáo về Bộ vào ngày 20/10.
Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Lê Minh Ngân cũng thừa nhận thời gian qua, mặc dù Bộ đã có nhiều văn bản đôn đốc, hướng dẫn, các địa phương cũng thành lập ban chỉ đạo thực hiện, tuy nhiên kỳ kiểm kê lần này có điều kiện triển khai khó khăn, dẫn tới việc kiểm kê chậm tiến độ…
Dù vậy, ông Ngân cũng lưu ý công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng tới hoạch định phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nhất là hiện các địa phương đang thực hiện quy hoạch tỉnh.
Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương cần hoàn thành và gửi báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20/10/2020.
Hùng Võ (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.