Để không gian mạng văn minh, tử tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mới nghe cái tên "Hội thi báo cáo viên giỏi" tưởng nội dung "khô như ngói", nhưng thật sự nhiều người dự khán đã phải "ồ lên", vì nó quá sinh động, thí sinh đã tổng hợp và thông tin đến người xem nhiều vấn đề thời sự quan trọng của đất nước, đặc biệt câu chuyện ứng xử trên mạng xã hội.

Thế nào là cư xử tử tế, văn minh trên không gian mạng… đã được các bạn trẻ nêu ra, khi chính họ - những người được cho là đối tượng trong cuộc, vì thời gian mỗi ngày "ôm" mạng xã hội (MXH) có khi nhiều hơn "đời thực", đã lên tiếng, kêu gọi sửa lại hành vi ứng xử không đẹp.

Một thí sinh ở TP.HCM đã trả lời một cách dứt khoát và không khoan nhượng trước tình huống livestream bán hàng bất ổn, bất chấp trên MXH. Theo thí sinh này, khi công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc sử dụng các ứng dụng MXH là một xu thế không thể thay đổi được. Vấn đề đặt ra là cần phải làm cho các "trend" (khuynh hướng) trên không gian mạng theo xu hướng tích cực, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp, chất lượng hơn. Mỗi người cần nhìn cuộc sống bằng "màu hồng", thì tất yếu "màu xám" sẽ dần tan biến. Và cũng chính thí sinh này kêu gọi mỗi thanh niên cần quan tâm đến các cơ sở pháp lý để giữ gìn không gian mạng an toàn. Điều quan trọng, người trẻ cần ý thức rằng tham gia không gian mạng là tích lũy, phát triển và sáng tạo nên những giá trị mới, chứ không phải để tạo ra những thứ… khác người.

Hay như chàng trai đến từ TP.Đà Nẵng đã mạnh dạn mượn diễn đàn của hội thi để đánh động đến mỗi người trẻ về ý thức sử dụng MXH. Chàng trai lập luận sắc sảo khi cho rằng sự "chuyển hóa" thế hệ trẻ trên không gian mạng là phương thức xâm lược giấu mặt của bộ phận đặc thù, là thứ giặc nội xâm vô cùng nguy hiểm. Nếu không kịp thời ngăn chặn sẽ dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng và như vậy các thế lực xấu có thể đạt được mục đích, chiến thắng mà không cần chiến tranh. Cũng theo chàng trai này, người trẻ cần học nhiều hơn nữa để có được kiến thức, kỹ năng nhận diện các âm mưu, thủ đoạn "chuyển hóa" thế hệ trẻ trên không gian mạng.

Thực trạng ứng xử thiếu văn minh, thiếu trách nhiệm trên MXH vẫn diễn ra. Một số người thiếu ý thức trong việc sử dụng ngôn từ, đăng tải thông tin sai lệch, gây hoang mang dư luận, hoặc có những hành vi kích động, gây thù hận, bạo lực. Điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường mạng, làm mất đi sự lành mạnh, tích cực của không gian mạng, đồng thời gây tác động tiêu cực đến nhận thức, hành vi của giới trẻ.

Góc nhìn của hai thí sinh nói trên cho thấy hiện rất nhiều người trẻ đã chủ động nói không với sự thiếu văn minh trên không gian mạng. Nó cũng cho thấy ứng xử văn minh để giữ môi trường MXH an toàn là câu chuyện phải được nhắc đến, giáo dục mỗi ngày. Và khi mỗi "người trong cuộc" đều nhận ra được cơ hội lẫn những thách thức, sẽ không chỉ tự trang bị cho mình lớp bảo vệ vững chắc, mà còn lan tỏa hiệu quả nhất đến với người thân, bạn bè đang sống với MXH từng giây khắc.

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...