Để gói hỗ trợ sớm đến tay người nhận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 2-7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định hỗ trợ người lao động và chủ sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, với kinh phí lên tới 26.000 tỉ đồng.

Rút kinh nghiệm những vướng mắc ở lần hỗ trợ trong năm 2020, lần hỗ trợ này sẽ giảm tối đa mọi thủ tục rườm rà không cần thiết.

Còn nhớ, năm 2020, dù Chính phủ đưa ra chủ trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ sớm nhưng đã có tình trạng lúng túng trong việc triển khai thực hiện. Báo cáo cuối tháng 5-2021 cho thấy gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng của Chính phủ cho đợt dịch trước chỉ giải ngân được hơn 22%. Trong đó, gói vay không lãi suất hơn 16.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp trả lương người lao động giải ngân chỉ đạt 0,26%.

Lần này, chính sách này được triển khai trên cơ sở Chính phủ đã phân tích, đánh giá kỹ tình hình và nhất quán tinh thần kiên định mục tiêu, thực hiện mục tiêu kép, vừa kiểm soát dịch bệnh vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định các cân đối vĩ mô.

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, mục tiêu của nghị quyết này tập trung vào 2 đối tượng: Người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng sâu bởi đại dịch Covid-19, mà chủ yếu nhất là công nhân và người lao động trực tiếp. Do vậy, có thể nói đây là chính sách đang được hàng triệu người lao động chờ đợi, trông ngóng.

Nghị quyết 68 đề ra 4 nguyên tắc cơ bản: Hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch; thiết kế chính sách minh bạch, đơn giản, dễ tiếp cận nhất, thủ tục hành chính giảm tới 2/3 so với Nghị quyết 42; bảo đảm chính sách có tính khả thi; mỗi đối tượng chỉ thụ hưởng một chính sách (trừ trường hợp đặc biệt là phụ nữ mang thai, người đang nuôi dưỡng trẻ em và trẻ em bị mắc Covid-19 hoặc phải cách ly). Để tránh những vướng mắc trong việc phân bổ tiền hỗ trợ của người lao động và chủ sử dụng lao động, Nghị quyết 68 còn quy định rõ thời gian giải quyết hồ sơ hỗ trợ.

Đối với nhóm người yếu thế là các lao động tự do cần được hỗ trợ, Chính phủ yêu cầu các địa phương chủ động lên danh sách, cân đối nguồn thu để chi trả hỗ trợ. Chính phủ cũng đồng thời quy định mức hỗ trợ "sàn" (không dưới 1,5 triệu đồng/người/tháng hoặc không dưới 50.000 đồng/người/ngày) để bảo đảm quyền lợi người lao động.

Hy vọng với các thủ tục thông thoáng sẽ giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận được gói hỗ trợ để trụ vững trong cơn bão dịch lần thứ 4 này. Để việc hỗ trợ đến được với người lao động một cách kịp thời, thiết nghĩ cần có sự vào cuộc tích cực, quyết liệt và chủ động của UBND các tỉnh, thành phố trong việc xác định đối tượng bị tổn thương nhất, cần hỗ trợ cấp bách nhất để ban hành các chính sách cho phù hợp từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác. Nhất là đừng để người dân phải ngóng trông, chờ đợi vì những thủ rục rườm rà, vướng mắc.

 

Theo Chung Thanh Huy (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hậu quả khó lường khi 'đu trend' tin giả

Hậu quả khó lường khi 'đu trend' tin giả

Trong khi cả nước đang tập trung cao độ thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn lại bộ máy nhà nước, thì nhiều người dùng mạng xã hội vì muốn tăng tương tác, “bắt trend” (xu hướng đang nổi) đã sẵn sàng đăng hoặc chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, không chính xác hoặc thậm chí là tin giả.

Việc gì khó có thanh niên

Việc gì khó có thanh niên

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần IX (nhiệm kỳ 2024 - 2029) diễn ra trong giai đoạn đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình. Trong bối cảnh đó, vai trò của thanh niên càng quan trọng khi đây là lực lượng quan trọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.

Thanh niên của kỷ nguyên mới

Thanh niên của kỷ nguyên mới

Hôm nay, ngày 17-12, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ IX khai mạc tại Hà Nội, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của tổ chức hội và phong trào thanh niên cả nước.

Trách nhiệm an sinh xã hội

Trách nhiệm an sinh xã hội

Bên cạnh đau đớn về thể chất lẫn tâm lý, người bệnh ung thư còn nhiều lo toan về chi phí chữa trị, từ hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng. Có những gia đình từ khá giả đã rơi vào kiệt quệ, phải bán tài sản, vay mượn khắp nơi, thậm chí vay nóng để điều trị ung thư.

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.