Để "giải cứu" thị trường BĐS lúc này, phải giảm giá bán nhà ngay lập tức

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Để "cứu nguy" cho thị trường bất động sản trong mùa dịch COVID-19, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM khuyên các doanh nghiệp bất động sản xem xét giảm giá bán nhà, tăng chiết khấu và tái cấu trúc lại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp bất động sản nên hỗ trợ đối tác về giá thuê nhà
Chiều 30.3, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) có thư ngỏ gửi tới lãnh đạo các doanh nghiệp bất động sản. Trong đó dẫn ra nhiều khuyến nghị nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19.
Trong thư ngỏ, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho rằng, trong giai đoạn dịch diễn biến khó lường như hiện nay, các doanh nghiệp tuyệt đối không tổ chức các sự kiện đông người như tiếp thị, mở bán sản phẩm, động thổ, khởi công, khánh thành, lễ bàn giao nhà, hạn chế các cuộc họp không cần thiết, chuyển sang sử dụng phương thức hội nghị trực tuyến.
"Doanh nghiệp cũng nên thực hiện các phương thức hỗ trợ đối tác thuê nhà, thuê mặt bằng, như giảm giá cho thuê, giãn tiến độ trả tiền thuê, miễn tiền thuê trong một thời gian.
Ông Châu khuyên doanh nghiệp bất động sản giảm giá bán nhà. Ảnh: C.T
Ông Châu khuyên doanh nghiệp bất động sản giảm giá bán nhà. Ảnh: C.T
Đồng thời xem xét giảm giá bán nhà, tăng chiết khấu. Tái cấu trúc lại doanh nghiệp, coi trọng phát triển sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, nhà xã hội, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng", ông Châu nói.
HoREA cũng khuyên các doanh nghiệp bất động sản có cơ sở lưu trú như khách sạn, condotel có thiện nguyện trở thành cơ sở lưu trú cách ly phòng dịch COVID-19, thì đăng ký với UBND TPHCM, hoặc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để làm cơ sở cách ly.
Ông Châu cho biết, cũng đã đề xuất với Chính phủ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản vượt qua đại dịch và chuẩn bị phục hồi hoạt động trở lại sau đại dịch như gia hạn thuế, không xử phạt các doanh nghiệp và các cá nhân nộp chậm quyết toán thuế; mở rộng diện được miễn giảm thuế để hỗ trợ các hộ gia đình đang chịu tác động nặng nề của đại dịch, xem xét giảm lãi vay và không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản nợ đến hạn của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản...
Doanh nghiệp bắt tay với nhau đàm phán chủ nhà về vấn đề giảm tiền thuê 
Trao đổi với Lao Động, ông Mai Trường Giang - người sáng lập chuỗi thương hiệu gà rán Otoké Chicken cho biết, biện pháp tốt nhất bây giờ là cộng đồng doanh nghiệp cần bắt tay với nhau đàm phán chủ nhà về vấn đề giảm tiền thuê nhà từ 50% trở lên. Hoặc những doanh nghiệp chung ngành - có thể chia sẽ việc bán hàng chéo, chia sẻ mặt bằng thuê, chia sẻ nhân sự. Điều này nhằm giúp các chuỗi cửa hàng tồn tại được.
Ngoài ra, các ngân hàng giảm lãi suất 1-2%, giãn thời gian trả nợ ra 6 tháng nữa và tung ra các gói cho vay cứu trợ lãi suất thấp. Còn cơ quan thuế thì giãn thời gian thanh toán thuế ra thêm 12 tháng và giảm thêm % thuế để doanh nghiệp không phải áp lực về nó, mà tập trung vào việc cứu công ty thôi.
Ông Hoàng Tùng, CEO chuỗi Pizza Home, cho biết từ khi có dịch, chuỗi Pizza Home đã tìm cách cắt giảm bớt một số mặt bằng đang hoạt động không hiệu quả. 
"Chúng tôi cũng cố gắng đàm phán với chủ nhà xin giảm tiền nhà. Việc kêu gọi chủ nhà cùng chung tay chia sẻ khó khăn cũng là điều nên làm lúc này" - ông Hoàng Tùng cho biết.
Chuỗi này cũng đã bắt đầu liên kết với một số đối tác để san sẻ mặt bằng nhằm vẫn đảm bảo quy mô phục vụ khách hàng nhưng tiết giảm chi phí hoạt động cho cả hai bên. Theo ông Tùng, đây là hình thức kết hợp khá hiệu quả. Nó có thể tiết giảm cả chi phí cố định như tiền điện, tiền nước, nhân viên có thể hỗ trợ qua lại lẫn nhau.
CƯỜNG NGÔ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.