Để cá lớn ra khỏi ao nhỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tăng trưởng vượt bậc trong suốt hơn một thập niên qua, việc thị trường chứng khoán VN vẫn bị xếp nằm trong nhóm cận biên được ví như "cá lớn nằm trong ao nhỏ". Nếu được nâng hạng, chúng ta có thể thu hút được 25 tỉ USD, thậm chí nhiều hơn thế, ngoài "biển lớn".

Nói VN là "cá lớn" trong nhóm thị trường cận biên là không hề quá lời. Bởi xét về vốn hóa và thanh khoản, thị trường chứng khoán (TTCK) VN đã lớn hơn nhiều nước nằm trong nhóm mới nổi. Thế nên, quyết tâm nâng hạng chứng khoán VN ngay trong năm sau của Thủ tướng Chính phủ là rất cần thiết và xứng tầm với quy mô thị trường mà chúng ta đang có. Thực tế, VN đã được đưa vào danh sách xem xét nâng hạng từ tháng 9.2018. Tuy nhiên do không đáp ứng đủ các tiêu chí mà FTSE Russell (một trong 3 tổ chức lớn về xếp hạng thị trường trên thế giới, gồm FTSE Russell, MSCI và S&P Dow Jones Indices) đưa ra nên chúng ta bị cân nhắc loại ra khỏi danh sách theo dõi này. Lần gần nhất là tháng 3.2023, FTSE Russell cân nhắc loại VN nếu không có lộ trình cải cách thị trường trước tháng 9.2023. Còn trong đợt rà soát gần nhất của MSCI vào tháng 6.2023, VN mới chỉ đáp ứng 8/17 tiêu chí nâng hạng của tổ chức này và không được đưa vào danh sách theo dõi để nâng hạng lên thị trường mới nổi.

Nhìn vào mức độ đáp ứng kể trên thì có thể nói dù được đánh giá là "cá lớn" nhưng thách thức để được nâng hạng của chúng ta không hề đơn giản. Đơn cử, cả hai tổ chức nói trên đều yêu cầu TTCK VN cải thiện độ minh bạch thông tin qua các tiêu chí "Quyền bình đẳng của các nhà đầu tư nước ngoài", "Luồng thông tin - cung cấp chi tiết và đầy đủ bằng các thứ tiếng khác nhau" và "Đối xử công bằng với các cổ đông thiểu số". Theo đó, ngoài việc thường không có bản tiếng Anh hoặc không đủ chi tiết, ảnh hưởng tới quyền bình đẳng của nhà đầu tư nước ngoài, thì các vi phạm quy định công bố thông tin trên thị trường cũng khiến giao dịch của nhà đầu tư nhỏ lẻ bị thiệt thòi.

Cũng phải thừa nhận minh bạch thông tin luôn là vấn đề gây bức xúc cho các nhà đầu tư trên TTCK lâu nay. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ vi phạm bán khống, nâng giá, giao dịch nội gián, thao túng chứng khoán... Minh chứng rõ nhất là các vụ án FLC và Tân Hoàng Minh, mà theo nhận xét của người phát ngôn Bộ Công an là "gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về hiện tượng thao túng thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu". Hay hạ tầng công nghệ của TTCK VN vẫn còn yếu, tình trạng nghẽn mạng khi giao dịch tăng vọt vẫn xảy ra. Các nhà đầu tư hẳn chưa quên "cú nghẽn lịch sử" trên sàn HoSE năm 2021. Thời điểm đó, bình quân có tới 100.000 tài khoản mở mới/tháng, lượng lệnh tăng vọt trong khi năng lực xử lý của HoSE không theo kịp dẫn đến tình trạng sàn đơ cứng trong hơn 2 giờ, chỉ số chứng khoán đang từ tăng quay đầu giảm mạnh khi trở lại. Tình trạng nghẽn lệnh không chỉ ảnh hưởng lớn đến tâm lý, quyền lợi của nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng đến uy tín của TTCK VN với giới đầu tư quốc tế.

Dẫn lại một vài ví dụ để thấy muốn nâng hạng TTCK VN từ cận biên lên mới nổi để thu hút hàng chục tỉ USD vốn ngoại thì không chỉ lớn về quy mô, mà quan trọng hơn là chất lượng. Mà chất lượng thì đã có tiêu chí hết sức rõ ràng, cụ thể...

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ dứt khoát "đã nói là làm", vì thế nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền là quyết liệt thực hiện để kịp nâng hạng TTCK trong năm tới theo đúng kế hoạch.

Có thể bạn quan tâm

Tù mù thu chi ở các chung cư

Tù mù thu chi ở các chung cư

Chuyện mập mờ thu - chi ở các chung cư phổ biến lâu nay, nhưng chỉ đến khi Chi cục Thuế H.Bình Chánh (TP.HCM) ban hành quyết định xử phạt Ban quản trị chung cư Conic Đông Nam Á số tiền gần 120 tỉ đồng, nhiều người mới 'ngã ngửa'.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...