Đẩy mạnh khai thác văn hóa để phát triển du lịch đảo Lý Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Du khách đến với đảo Lý Sơn không chỉ tham quan cảnh đẹp, mà còn tìm hiểu văn hóa, lịch sử của hòn đảo thiêng liêng này.
 
Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) được khách du lịch biết đến với nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo. Sự đa dạng về văn hóa vật thể, phi vật thể đã tạo cho Lý Sơn một lợi thế để khai thác và phát triển du lịch.
Lý Sơn là mảnh đất hội tụ, giao thoa của các nền văn hóa lớn là văn hóa Chămpa, Sa Huỳnh và Đại Việt. Dấu tích xưa vẫn còn lưu giữ qua rất nhiều di tích văn hóa, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh và nhiều loại hình văn hóa phi vật thể đặc sắc.
Trong đó, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Nơi đây còn lưu giữ những tài liệu, bằng chứng quý giá khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Ngoài ra, Lý Sơn còn được mệnh danh là “Vương quốc tỏi”, với sản phẩm tỏi có hương vị rất riêng...
 
Cổng tò vò là điểm dừng chân của nhiều du khách khi đến Lý Sơn. Ảnh: LĐ
Cổng tò vò là điểm dừng chân của nhiều du khách khi đến Lý Sơn. Ảnh: LĐ
Ông Lê Văn Ninh – Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho hay, do dịch bệnh COVID-19 bùng phát 2 lần khiến khách du lịch đến Lý Sơn giảm rõ rệt nhưng đây cũng là cơ hội để đầu tư hạ tầng kiến trúc. Trong những năm gần đây du khách không những đến đảo để ngắm cảnh mà nhiều người tìm hiểu sâu về địa lý, truyền thống nơi đây. Do đó, huyện Lý Sơn đang có chủ trương xây dựng chương trình biểu diễn nghệ thuật liên quan đến truyền thống của huyện, có bản sắc riêng ở nơi đây.
“Dự kiến, huyện sẽ bắt đầu kích cầu du lịch bằng việc tái hiện các lễ hội thành chương trình nghệ thuật biểu diễn vào cuối tuần. Đồng thời đưa các hướng dẫn viên vào các điểm du lịch, di tích để giới thiệu về lịch sử cho khách tham quan
Hiện nay, huyện đang có chủ trương xây dựng chương trình biểu diễn nghệ thuật liên quan đến truyền thống của Lý Sơn, có bản sắc riêng chỉ Lý Sơn mới có và dự định tổ chức thường xuyên vào cuối tuần. Sau đó, tái hiện các lễ hội thành chương trình nghệ thuật để biểu diễn.
"Trên địa bàn huyện có nhiều di sản văn hóa, xây dựng đề án đầu tư nâng cấp các di tích đó để phục vụ du lịch. Xây dựng kết nối giữa các khu di tích. Thành lập trung tâm hướng dẫn viên phục vụ du khách. Đặc biệt chú trọng xây dựng lại các lễ hội đặc sắc của địa phương – phát triển thành buổi diễn văn hóa nghệ thuật" Phó Chủ tịch Lê Văn Ninh cho biết.
Theo Hải Minh-Thanh Chung (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.