Đẩy mạnh giao khoán quản lý bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Diện tích rừng trải dài trên địa bàn nhiều xã nên công tác quản lý bảo vệ rừng của Ban Quản lý Rừng phòng hộ (QLRPH) xã Nam (huyện Kbang) gặp không ít khó khăn. Trước thực tế đó, đơn vị đã mạnh dạn giao khoán rừng cho người dân các làng nhận chăm sóc và bảo vệ. Không chỉ giúp người dân được hưởng lợi, việc này còn góp phần đáng kể vào công tác quản lý bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc ở địa phương.

Ban QLRPH xã Nam đang quản lý và bảo vệ 6.819,5 ha đất rừng tự nhiên và rừng trồng. Diện tích rừng của đơn vị trải dài qua các xã: Tơ Tung, Kông Lơng Khơng, Lơ Ku và Kông Pla. Phần lớn diện tích rừng gần với các làng đồng bào dân tộc Bahnar sinh sống từ bao đời nay nên dễ bị xâm lấn. Công tác quản lý bảo vệ rừng vì vậy luôn được đơn vị tăng cường. Trong đó, giao khoán cho người dân các làng nhận khoán quản lý bảo vệ rừng để hưởng lợi theo quy định của Nhà nước 200.000 đồng/ha đã được đơn vị thực hiện từ nhiều năm nay.

 

Người dân phát dọn thực bì để phòng-chống cháy rừng . Ảnh: Đ.T
Người dân phát dọn thực bì để phòng-chống cháy rừng. Ảnh: Đ.T

Từ nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng, Ban QLRPH xã Nam đã ký hợp đồng giao khoán quản lý bảo vệ rừng với người dân các làng ở xã Tơ Tung và Lơ Ku với diện tích 4.307,2 ha. Trong đó, giao khoán cho 243 hộ ở các làng: Len, Tung, Stơr, Tong Tưng, Đê Bar, Đầm, Cao Sơn và làng Klếch (xã Tơ Tung) 3.438,6 ha; giao cho 10 hộ  ở 2 làng Tơ Tưng và Tơ Pơng (xã Lơ Ku) 868,6 ha.

Ông Đinh Êm-Trưởng thôn Đê Bar (xã Tơ Tung), cho biết: Từ năm 2007 đến nay, làng đã nhận khoán quản lý bảo vệ 535 ha rừng có hưởng lợi. Ngay từ khi nhận khoán, xác định công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn, vì vậy người dân hợp sức tổ chức tuần tra, kiểm soát bảo vệ vào mùa khô cũng như mùa mưa. Theo đó, bà con trong làng chia thành nhiều tổ, mỗi lần vào rừng thường đi theo nhóm 4-5 người, rồi xoay vòng. Mỗi tháng vào kiểm tra khoảng 5 lần và chia đều cho tất cả người dân trong làng. Trong đó, nòng cốt là 78 hộ nhận khoán. Qua 10 năm nhận khoán, ý thức quản lý bảo vệ rừng của bà con đã được nâng lên rõ rệt. Đời sống còn nhiều khó khăn nên khi được nhận giao khoán, người dân rất phấn khởi vì được hưởng kinh phí bảo vệ, chăm sóc. Nguồn thu nhập này giúp bà con ổn định cuộc sống, phát triển văn hóa, ủng hộ thêm kinh phí làm đường giao thông nông thôn. Người dân trong làng không còn lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, hầu hết đều chấp hành nghiêm công tác quản lý bảo vệ rừng. Từ người lớn đến trẻ em đều tin tưởng và hỗ trợ nhau trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Hễ có động tĩnh gì là bà con kịp thời báo cho lực lượng chức năng và phối hợp tuần tra, kiểm soát chặt chẽ.

Ông Cao Văn Tư-Trưởng ban QLRPH xã Nam, cho biết thêm: Thực hiện chủ trương giao khoán rừng cho các làng đồng bào dân tộc thiểu số quản lý, bảo vệ có hưởng lợi, những năm qua, công tác giao khoán tại các làng, xã có diện tích rừng của đơn vị đứng chân đã phát huy hiệu quả. Ngay khi các làng ký hợp đồng nhận khoán, đơn vị phân công cán bộ xuống tận nơi tổ chức tuyên truyền, vận động người dân chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng nhận khoán chặt chẽ. Ban tiến hành lập danh sách các tổ bảo vệ rừng các làng, thu hút người dân vào các hoạt động bảo vệ rừng, gắn trách nhiệm và quyền lợi của bà con với từng lô rừng nhận khoán... Mặc dù thù lao nhận khoán còn thấp nhưng bà con luôn nghiêm túc chấp hành pháp luật, góp phần không nhỏ trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Cũng theo ông Tư, hiện nay vẫn còn một số làng chưa mạnh tay xử lý hành vi vi phạm do nể nang với nhau. Lực lượng quản lý bảo vệ rừng của Ban còn ít, mức lương còn thấp, chưa đảm bảo đời sống, trong khi thủ đoạn của lâm tặc ngày càng tinh vi. Đặc biệt, nhu cầu gỗ làm nhà cho đồng bào tại chỗ còn cao, một số hộ còn thiếu đất sản xuất dễ dẫn đến hành vi xâm hại rừng gây áp lực lên nhiệm vụ  quản lý bảo vệ rừng.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm