Đẩy mạnh cơ chế "đặt hàng" các nhà khoa học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 đã kết thúc sau 5 năm thực hiện, với sáu chương trình thuộc lĩnh vực khoa học-công nghệ và một chương trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

 

 Cán bộ Trung tâm Giám định ADN chuẩn bị mẫu giám định.
Cán bộ Trung tâm Giám định ADN chuẩn bị mẫu giám định.


Kết quả, đã có hơn 257 nhiệm vụ khoa học-công nghệ được triển khai, hơn 9.700 cán bộ nghiên cứu, các nhà khoa học đầu ngành tham gia thực hiện; phát triển khoảng 469 sản phẩm, 103 thiết bị, máy móc, 85 vật liệu mới, 31 dây chuyền công nghệ, 136 loại sản phẩm là hàng hóa có thể tiêu thụ...

Đáng chú ý, nhiều kỹ thuật và công nghệ tiên tiến đã được các nhà khoa học làm chủ, như: Quy trình kỹ thuật ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người cho sống hoặc người cho chết não được ứng dụng tại Bệnh viện Quân y 103. Điều trị hội chứng truyền máu song thai và giải xơ buồng ối bằng laser quang đông được ứng dụng hiệu quả tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, mở ra hướng điều trị mới, giúp cứu sống nhiều thai nhi và hạn chế các dị tật sau sinh… Các nhiệm vụ của chương trình thuộc lĩnh vực khoa học-công nghệ đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tăng 48% so với các chương trình tương ứng của giai đoạn trước.

Các nhiệm vụ còn tiếp cận với các bài toán, những vấn đề được quan tâm nghiên cứu tầm thế giới như: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), IoT (kết nối vạn vật), công nghệ điện toán đám mây, vật liệu tiên tiến.

Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá, các kết quả đã minh chứng cho hiệu quả của đầu tư. Nhiều kết quả nghiên cứu đã phục vụ phát triển cho ngành, địa phương, doanh nghiệp, góp phần tích cực cho đào tạo và phát triển nhân lực khoa học và công nghệ cho đất nước.

Tuy nhiên, từ thực tiễn tham gia Chương trình, nhiều nhà khoa học đã chỉ ra những điểm hạn chế cần khắc phục như: Chưa đẩy mạnh được cơ chế “đặt hàng” từ các bộ, ban, ngành đối với các nhiệm vụ của Chương trình. Do đó, cần tăng cường “đặt hàng” để phục vụ chiến lược phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Đồng thời, đẩy mạnh sự tham gia, đóng góp của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong việc đề xuất và triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhất là trong các khâu xác định nhiệm vụ, chuyển giao ứng dụng kết quả. Trong bối cảnh lấy doanh nghiệp làm trung tâm phát triển khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo, số lượng 10% nhiệm vụ của các chương trình có doanh nghiệp hoặc đơn vị nghiên cứu thuộc doanh nghiệp chủ trì nghiên cứu là quá ít.

Bên cạnh đó, hoạt động của các Chương trình vẫn còn sự dàn trải về nội dung, chưa có nhiều nhiệm vụ có tính quy mô và phạm vi ứng dụng rộng rãi. Ngoài ra, cần xem xét bổ sung những quy định khuyến khích, thúc đẩy hoặc ràng buộc sự liên kết, hợp tác của các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp ở các vùng miền, địa phương trong việc phối hợp triển khai  nhiệm vụ, các chương trình khoa học và công nghệ. Qua đó, thúc đẩy sự gắn kết giữa các tổ chức và sự lan tỏa trong nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, cần gắn chặt chẽ giữa nghiên cứu với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình.

Các vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện sẽ giúp định hướng cho xây dựng, tổ chức quản lý Chương trình giai đoạn 2021-2025, đồng thời phục vụ việc xây dựng chiến lược về khoa học và công nghệ cho những năm tiếp theo. Mục tiêu nhằm thực hiện chủ trương lấy doanh nghiệp làm trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học là các chủ thể nghiên cứu mạnh; tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp.

Theo GIA BẢO (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.

Tù mù thu chi ở các chung cư

Tù mù thu chi ở các chung cư

Chuyện mập mờ thu - chi ở các chung cư phổ biến lâu nay, nhưng chỉ đến khi Chi cục Thuế H.Bình Chánh (TP.HCM) ban hành quyết định xử phạt Ban quản trị chung cư Conic Đông Nam Á số tiền gần 120 tỉ đồng, nhiều người mới 'ngã ngửa'.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.