Đào tạo tiến sĩ thứ thiệt rất khó, sử dụng hiệu quả còn khó hơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án 89, theo đó mức học phí tối đa được cấp cho giảng viên làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở nước ngoài là 25.000 USD/năm. Mức chi sinh hoạt phí cao nhất là 1.300 USD/tháng.

 

Một buổi lễ nhận bằng tiến sĩ. Ảnh: LĐO
Một buổi lễ nhận bằng tiến sĩ. Ảnh: LĐO


Liên quan đến nội dung trên, có nhiều ý kiến trái chiều, Bộ Tài chính cần lắng nghe để xem xét, điều chỉnh. Hỗ trợ kinh phí để người có năng lực đi học nước ngoài là cần thiết, nhưng học hiệu quả không, học về rồi có được trọng dụng hay không?

Thực tế cho thấy, có nhiều địa phương đã triển khai thực hiện các đề án "bao cấp" này và ai cũng thấy rõ là hiệu quả không cao.

Nhà nước chi ra một khoản tiền lớn để đào tạo nhân tài, nhưng chưa chắc đã có nhân tài sau khi đào tạo. Nhiều người bỏ học nửa chừng, học xong bỏ đi làm nơi khác không về phục vụ cơ quan cũ. Kiện cáo ra tòa để thu hồi tiền đầu tư cũng là sự tốn kém và lãng phí. Còn có trường hợp "nhân tài" về ngồi chơi xơi nước, không bố trí đúng người đúng việc.

Liên quan đến đào tạo nhân tài trong lĩnh vực giáo dục, cũng từng có hai đề án 322 và 911, nhưng nói thẳng là không hiệu quả.

Ví dụ, Đề án 322 "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước", dự định diễn ra trong 5 năm (2000 - 2005) nhưng sau đó kéo dài 10 năm với tổng kinh phí hơn 2.500 tỉ đồng. Kết quả là, số tiến sĩ tốt nghiệp chỉ chiếm 50% số gửi đi học. Còn học xong về nước có phục vụ như cam kết hay không chưa tính tới.

Trở lại với đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030" (Đề án 89), cần tính lại cách làm để đạt được mục đích và tiết kiệm ngân sách, không nên đi theo cách cũ.

Đó là cách tuyển chọn cán bộ có năng lực thực sự, "quý hồ tinh bất quý hồ đa", để hoàn thành được chương trình đào tạo với tỉ lệ cao.

Đó là có hợp đồng pháp lý ràng buộc chặt chẽ, để hạn chế tối đa các trường hợp bỏ học, hoặc học xong bỏ việc.

Người có thực học về nước phải được trọng dụng, có môi trường cho họ phát huy sở học và tiếp tục nghiên cứu.

Ngoài việc cử giảng viên đi đào tạo tiến sĩ, rất cần có cơ chế tuyển dụng tiến sĩ trực tiếp. Người có bằng tiến sĩ ở các trường đại học có thứ hạng cao ở nước ngoài, có thể được tuyển dụng giảng dạy ở trường đại học trong nước.

Đất nước 100 triệu dân, nhân tài trong xã hội không thiếu, tại sao không tuyển trực tiếp như vậy cho nhanh và hiệu quả, có nguồn nhân lực ngay lập tức, không cần kéo dài thời gian đi học.

Cách làm này không tốn kinh phí đào tạo, nhưng phải có sự đãi ngộ tương xứng mới giữ được chân người giỏi. Lương ba đồng ba cọc thì không thể có được tiến sĩ thứ thiệt, chỉ là tiến sĩ "giấy" hay tiến sĩ lò ấp.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dao-tao-tien-si-thu-thiet-rat-kho-su-dung-hieu-qua-con-kho-hon-978275.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.