Đắk Lắk có 29 mỏ vật liệu chưa được cấp phép khai thác phục vụ cao tốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có đến 29 mỏ khoáng sản chưa được cấp phép khai thác khiến các nhà thầu gặp khó khăn về nguồn vật liệu để triển khai thi công dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Ngày 6.1, Sở GTVT Đắk Lắk cho biết đã báo cáo với UBND tỉnh về tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hai dự án thành phần 2 và 3 thuộc dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

Theo đó, dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài hơn 116 km, được chia làm 3 dự án thành phần. Trong đó dự án thành phần 2 dài 36,9 km, do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản, có nhu cầu vật liệu xây dựng gồm đá, cát, đất tại 28 vị trí mỏ. Dự án thành phần 3 dài hơn 48 km, do UBND tỉnh Đắk Lắk làm cơ quan chủ quản, có nhu cầu vật liệu xây dựng gồm đá, cát, đất tại 39 vị trí mỏ.

Tuy nhiên, trong 28 vị trí mỏ vật liệu của dự án thành phần 2, chỉ mới có 19 mỏ được cấp phép khai thác, gồm 12 mỏ đá, 7 mỏ cát. Còn lại 9 mỏ mới chưa được cấp phép khai thác, trong đó 7 mỏ chưa có trong quy hoạch khoáng sản của tỉnh Đắk Lắk.

Giải phóng mặt bằng phục vụ thi công dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, đoạn qua H.Krông Pắk (Đắk Lắk)

Giải phóng mặt bằng phục vụ thi công dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, đoạn qua H.Krông Pắk (Đắk Lắk)

Đối với dự án thành phần 3, mới có 19 vị trí mỏ được cấp phép, gồm 9 mỏ đá, 7 mỏ cát, 3 mỏ đất. Còn lại 20 vị trí mỏ mới chưa được cấp phép khai thác, gồm 10 mỏ đá, 2 mỏ cát và 8 mỏ đất; trong đó có 13 mỏ chưa có trong quy hoạch khoáng sản của tỉnh.

Tổng cộng, có đến 29 vị trí mỏ vật liệu chưa được phép khai thác, chiếm hơn 43% số mỏ trong hồ sơ phục vụ đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Sở GTVT Đắk Lắk nhận định, việc nhiều mỏ vật liệu chưa được cấp phép khai thác khiến các đơn vị gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai thi công dự án cao tốc. Đáng nói, Sở TN-MT Đắk Lắk chưa tiếp nhận hồ sơ cấp phép đăng ký khai thác mỏ vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu phục vụ dự án do Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Văn Sỹ, Phó giám đốc Sở TN-MT Đắk Lắk, cho biết mới đây Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt (ngày 30.12.2023), làm cơ sở để lập hồ sơ khai thác đối với các mỏ vật liệu phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Đắk Lắk theo đúng quy định.

Tuy nhiên, ông Sỹ thừa nhận, để cấp phép khai thác các mỏ vật liệu cho dự án cao tốc cũng cần thời gian. Các chủ đầu tư dự án thành phần 2 và 3 của dự án cao tốc, trong quá trình đề xuất mỏ vật liệu bổ sung vào hồ sơ khảo sát vật liệu phục vụ dự án, phải xem xét, đánh giá cụ thể và đầy đủ các nội dung, thông tin về trữ lượng, chất lượng các mỏ bảo đảm phục vụ dự án và thuận lợi về thủ tục đất đai.

Có thể bạn quan tâm

Bình Định: Gần 20 tỷ đồng đầu tư cải tạo Nhà khách Thanh Bình làm nhà ở công vụ

Bình Định: Gần 20 tỷ đồng đầu tư cải tạo Nhà khách Thanh Bình làm nhà ở công vụ

Tại Kỳ họp lần thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) được tổ chức mới đây, HĐND tỉnh khóa XIII đã thông qua Nghị quyết về việc giao UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án cải tạo Nhà khách Thanh Bình (tại số 06 Lý Thường Kiệt, phường Trần Phú, TP Quy Nhơn) làm nhà ở công vụ thuộc Văn phòng UBND tỉnh.

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

(GLO)- Do hạ tầng chưa đồng bộ và tổ chức giao thông còn bất cập nên tạo ra một số “điểm đen” trên các tuyến đường tránh tại Gia Lai, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Thực trạng này đòi hỏi cơ quan chức năng sớm triển khai các giải pháp nhằm hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

(GLO)- Với quan điểm giao thông đi trước mở đường để phát triển nhanh và bền vững, cùng với triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy, tỉnh từng bước tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.