Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Khúc quân ca vang mãi"

(GLO)- Ban Tổ chức Kỷ niệm các ngày lễ lớn TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Khúc quân ca vang mãi" tại Bộ Tư lệnh Thành phố vào tối 21-12.

Theo Thông Tấn xã Việt Nam, chương trình nghệ thuật được tổ chức nhân kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2022); 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2022); 76 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-19/12/2022); 62 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (20/12/1960-20/12/2022).

Chương trình đã khái quát hành trình 78 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng với bao gian khó hy sinh, bao chiến công hiển hách qua nghệ thuật sân khấu hóa và các giai điệu hào hùng đi cùng lịch sử các cuộc đấu tranh.

Tiết mục biểu diễn trong chương trình. Ảnh: Trần Thắng/Báo Người Lao động
Tiết mục biểu diễn trong chương trình. Ảnh: Trần Thắng/Báo Người Lao động

Báo Người lao Động đưa tin: Chương trình với 3 phần, lần lượt mang các chủ đề: Phần 1: Trung với Đảng- Hiếu với dân; phần 2: Miền Nam thành đồng Tổ quốc; phần 3: Vẻ đẹp anh bộ đội cụ Hồ, với những ca khúc truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam đã từng khắc cốt ghi tâm của bao thế hệ như: "Tiến bước dưới quân kỳ", "Đoàn vệ quốc quân", "Vì nhân dân quên mình", "19 tháng 8",  "Chín năm làm một Điện Biên", "Đường lên Tây Bắc", "Hành quân xa", "Chiến thắng Điện Biên", "Lời Bác Hồ rung chuyển bốn phương", "Con tàu không số"…

Tiến bước dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, đó chính lời tâm niệm của bao thế hệ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, tiền thân là Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, ngày 22-12-1944, các đơn vị vũ trang chính quy đã cùng kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân liên tục lập chiến công, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách Mạng Tháng Tám 1945, mở ra một trang sử mới cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, "bộ đội cụ Hồ" đã cùng với nhân dân cả nước "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" quyết tâm giành lấy độc lập - tự do - thống nhất với chiến thắng "Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", đại thắng mùa xuân năm 1975-non sông từ đây liền một dải, cả nước tiến lên CNXH, xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh.

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Hữu, Thanh Ngân; Ca sĩ Ngọc Luân, Minh Sang, Thanh Nguyên, Duyên Huyền, Thành Tâm, Tạ Quang Thắng; Nhóm 135, MTV, Mắt Ngọc, nhóm múa Mặt Trời, Ánh Sáng, ABC, Sen Trắng... và các chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh- Thông Tấn xã Việt Nam đưa tin.

QUANG VĂN (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Đọc sách thời bao cấp

Đọc sách thời bao cấp

(GLO)- Những năm bao cấp, đời sống gia đình còn khó khăn, tiền bạc thì họa hoằn lắm một học trò nghèo như tôi mới có quyền sở hữu. Vậy nên, khi học bài xong, tôi theo lũ bạn đi nhặt phế liệu để bán lấy tiền. Hoặc khi vào vụ gặt, tôi giúp việc nhà, lâu lâu được mẹ giúi cho vài chục đồng, gọi là… tiền công. Tất tật số tiền ít ỏi có được ấy, tôi đem “đầu tư” vào sách.

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Màu nắng

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Màu nắng

(GLO)- Chợt nhận ra, từ thơ đến tản văn, tác giả Nguyễn Tấn Hỷ luôn dành một tình cảm đặc biệt với nắng. Và những mùa nắng trong ông vẫn luôn đong đầy hoài niệm. "Màu nắng" là một bài thơ như thế.
Gương mặt thơ: Lê Khánh Mai

Gương mặt thơ: Lê Khánh Mai

(GLO)- Không hiểu sao tôi cứ hình dung thơ Lê Khánh Mai như một tiếng thở dài dù chị luôn xinh tươi và vui vẻ. Cái quá khứ với những ngày tháng ám ảnh chiến tranh và chia cắt khiến chị cũng như nhiều người cùng thế hệ phải rời xa quê hương theo ba mẹ ra miền Bắc rồi trở về quê khi đất nước thống nhất.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Cưỡi ngựa gỗ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Cưỡi ngựa gỗ

(GLO)- Bài thơ "Cưỡi ngựa gỗ" được tác giả Nguyễn Ngọc Hưng sử dụng thể thơ tứ ngôn với luật bằng trắc nhịp nhàng, lên xuống đã tái hiện một miền ký ức tuổi thơ hồn nhiên, vui nhộn trên lưng ngựa gỗ, tiếng cười rộn vang.

Định vị, kích hoạt và phát triển

Định vị, kích hoạt và phát triển

Trong 80 năm qua, sự ra đời của bản “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”, đã cho chúng ta thấy lần đầu tiên, có một bản đề cương mang tính chất cương lĩnh để có thể xác định được con đường phát triển của văn hóa Việt Nam với nền tảng lý luận rất hệ thống, các nguyên tắc hành động vào thời điểm đất nước phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức.