Đà Nẵng phê duyệt chủ trương đầu tư hàng loạt dự án

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có 11 dự án đã được thông qua chủ trương đầu tư với tổng kinh phí 3.560 tỷ đồng.
Giải quyết cấp bách giao thông, môi trường
Chiều 23/10, thông tin từ HĐND thành phố Đà Nẵng cho biết, 11 dự án vừa được thông qua chủ trương đầu tư là những dự án cấp bách nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc đang đặt ra hiện nay.
Cụ thể, gồm: Dự án Cải tạo cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý với tổng mức đầu tư 550,2 tỷ đồng.
Đây là dự án lấy nguồn vốn từ ngân sách thành phố, trong đó, chi phí xây dựng là 424 tỷ đồng, di dời hạ tầng 15 tỷ đồng, chi phí QLDA, tư vấn đầu tư 13 tỷ, chi phí khác 5,5 tỷ đồng, dự phòng phí 64 tỷ đồng.
Dự án này do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng làm chủ đầu tư kiêm quản lý dự án.
Theo tính toán, dự án sẽ cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực cụm nút phía Tây cầu Trần Thị Lý, giảm thiểu ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm khi các phương tiện ra vào khu nhà hàng tiệc cưới.
 
Mô hình dự án nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý.
Đồng thời, tạo nên một trục giao thông hoàn chỉnh kết nối với Sân bay quốc tế Đà Nẵng và khu vực biển phía Đông thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao công suất phục vụ của Sân bay quốc tế Đà Nẵng.
HĐND thành phố Đà Nẵng cũng thông qua chủ trương đầu tư một dự án cấp bách khác: Nâng cấp, cải tạo đường ĐT601 với tổng mức đầu tư 643,5 tỷ đồng. Đây là dự án nhằm đảm bảo việc kết nối lưu thông từ xã Hòa Bắc - Hòa Liên - Hòa Sơn đến các vùng lân cận với trung tâm thành phố, kết nối khu vực phía Tây thành phố với huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, công tác cứu hộ, cứu nạn trong mùa mưa lũ.
Bãi rác Khánh Sơn là “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường trong nhiều năm qua. Vì vậy, HĐND thành phố đã quyết định thông qua Dự án nâng cấp, cải tạo một số hạng mục tại bãi rác Khánh Sơn.
Tổng mức đầu tư cho dự án là 189,8 tỷ đồng, nhằm đảm bảo cho công tác xử lý rác thải của Đà Nẵng trong thời gian chờ Dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn thành phố được đầu tư hoàn thành và đưa vào vận hành.
 
HĐND thành phố Đà Nẵng đã thông qua Dự án nâng cấp, cải tạo một số hạng mục tại bãi rác Khánh Sơn.
Cũng liên quan đến môi trường, Đà Nẵng đã thông qua Dự án Nâng cấp, cải tạo Trạm xử lý nước thải Ngũ Hành Sơn nhằm xử lý nước thải và cải thiện môi trường, ngăn việc xả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra biển. Dự kiến, dự án này sẽ có tổng mức đầu tư 275,9 tỷ đồng.
Nhiều dự án lĩnh vực y tế
Ngoài các dự án về đầu tư xử lý môi trường, kết nối và giảm ùn tắc giao thông, nhiều dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo các trung tâm y tế được thông qua.
Cụ thể, có đến 5/11 dự án được HĐND thành phố Đà Nẵng thông qua chủ trương đầu tư là các dự án về y tế như: Dự án Trung tâm ghép tạng và cấy ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Đà Nẵng; Dự án Trung tâm tim mạch Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng (giai đoạn 2); Dự án Trung tâm Phẫu thuật thần kinh, chấn thương và bỏng tạo hình; Dự án Trung tâm Y tế quận Cẩm Lệ (giai đoạn 1); Dự án Trung tâm Y tế quận Sơn Trà (giai đoạn 1)...
 
Sẽ có Trung tâm ghép tạng và cấy ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Theo dự tính, tổng mức đầu tư của các dự án y tế này là 1.740 tỷ đồng. Những dự án về y tế này nhằm đáp ứng và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung, Tây Nguyên nói chung.
Ngoài ra, HĐND thành phố Đà Nẵng cũng thông qua chủ trương đầu tư Dự án Trường tiểu học Lý Tự Trọng nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ trên địa bàn quận Hải Châu, đảm bảo 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày và Dự án Nhà ở công nhân Khu công nghiệp Hòa Cầm (giai đoạn 1) nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của công nhân, người lao động tại khu vực.
Song song với việc phê duyệt chủ trương đầu tư cho các dự án mới, HĐND thành phố Đà Nẵng cũng đã phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư 15 dự án đầu tư công trên địa bàn thành phố.
Ông Nguyễn Nho Trung, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng đề nghị UBND thành phố tổ chức thực hiện các thủ tục liên quan để triển khai các dự án theo đúng quy định. Bên cạnh đó là rà soát, cân đối nguồn lực, đề xuất bố trí kế hoạch vốn trung hạn và bố trí kế hoạch vốn hàng năm để thực hiện theo thứ tự ưu tiên thực hiện đối với các dự án trọng điểm, cấp bách.
Xuân Tiến (VTC)

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.