Cuốn sách "Đường về nhà xa lắm…": Món quà vô giá từ cuộc sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuốn sách "Đường về nhà xa lắm…" của tác giả Nguyên Kỳ Văn chính thức ra mắt độc giả Thủ đô ngày 30-5, tại Hà Nội.

Bìa cuốn sách. (Ảnh: Mỹ Bình/Vietnam+)
Bìa cuốn sách. (Ảnh: Mỹ Bình/Vietnam+)



Tại sự kiện do Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức này, đa số các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà lý luận phê bình… đều cho rằng trong 20 năm gần đây đã xuất hiện một loại văn chương mới - Văn mạng.

Văn trên mạng lúc đầu bị tẩy chay, coi thường nhưng dần dần đã có một vị trí nhất định bởi nó gần gũi, đi vào cuộc sống với đặc tính nhanh, gọn, có tính tương tác cao.

Nguyên Kỳ Văn là một trong những tác giả khá thành công với dòng văn học đặc biệt này.

Cuốn sách "Đường về nhà xa lắm…" của ông thể hiện những vấn đề “động vào” cuộc sống hằng ngày, hằng giờ cùng những trăn trở, suy tư của một công dân đang khát khao góp phần đổi mới cuộc sống hôm nay bằng tấm lòng, trách nhiệm, sự nhân ái và bao dung.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn, cho biết: "Văn chương trên mạng đang dần khẳng định giá trị. Ở đó mạng xã hội chỉ là phương tiện, nó biến người viết trở thành giám đốc một nhà xuất bản tư nhân, họ tự chịu trách nhiệm về những sản phẩm của mình. Những năm gần đây, bên cạnh việc xuất bản những tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng, Nhà xuất bản Hội Nhà văn cũng tìm tòi, cho ra mắt bạn đọc những tác phẩm chất lượng của các tên tuổi mới trong đó có cuốn sách của tác giả Nguyên Kỳ Văn."

Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, đây là tập hợp những bài viết trên mạng của tác giả; là cách nhìn, cách cảm của một con người về những vấn đề của xã hội, thời cuộc. Tác giả đã chọn cách viết nhẹ nhàng, hài hước giúp người đọc rất dễ tiếp nhận để nói về những vấn đề đang 'nóng' của xã hội".


 

 Tác giả giới thiệu sách tại buổi ra mắt. (Ảnh: Mỹ Bình/Vietnam+)
Tác giả giới thiệu sách tại buổi ra mắt. (Ảnh: Mỹ Bình/Vietnam+)



Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói thêm: "Đọc cuốn sách, sau những bất ngờ, tôi chợt thốt lên rằng tại sao mình chưa nhìn một vấn đề với cách nhìn đẹp đẽ, nhân văn như vậy!"

Nhà lý luận phê bình Phạm Xuân Nguyên ghi nhận văn mạng hôm nay có rất nhiều giá trị. Điều này lý giải việc hiện nay, nhiều nhà xuất bản đã có những bộ phận chuyên đi 'săn' những tác phẩm mới, hấp dẫn trên mạng để xuất bản. ''Đường về nhà xa lắm'' của Nguyên Kỳ Văn là một trong những cuốn sách như vậy.

Qua cuốn sách, một nhà khoa học vốn quen với những con số Nguyễn Văn Kỳ dần trở thành một nhà văn, nhà báo giàu nhân tính Nguyên Kỳ Văn.

Cầm trên tay cuốn sách, người đọc sẽ thấy tác giả là người yêu cuộc sống, luôn quan tâm đến những vấn đề của thời cuộc. Đáng chú ý là những hiện tượng, vấn đề rất bình thường của cuộc sống nhưng qua lăng kính của Nguyên Kỳ Văn trở nên trong trẻo, đẹp đẽ hơn.

Nhìn nhận rằng đường về nhà của Nguyên Kỳ Văn là con đường trở lại với gốc rễ, cội nguồn của đất nước, nhà lý luận phê bình Phạm Xuân Nguyên hy vọng tác giả sẽ tiếp tục viết sâu hơn về các vấn đề đã, đang đặt ra trong cuốn sách.

Lần giở từng trang sách, đạo diễn điện ảnh, nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Hữu Mười cho rằng những bất ngờ đã liên tục mở ra trước mắt ông. Cuốn sách gồm 3 phần, mỗi phần đều cho thấy cuộc sống được tác giả ghi chép lại, rút ra cho mình những bài học, trải nghiệm tinh tế, rồi chia sẻ với mọi người.

Mỗi bài viết đều để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm, với giọng văn hết sức dí dỏm. Cuốn sách là món quà vô giá tác giả dành tặng độc giả, bạn bè để cùng chia sẻ những suy ngẫm về cuộc sống hôm nay.

"Đường về nhà xa lắm…" là tuyển tập các bài viết từ năm 2013-2018 của tác giả Nguyễn Văn Kỳ, bút danh Nguyên Kỳ Văn, gồm nhiều thể loại: tản văn, truyện ngắn, ký...

Tư tưởng, chủ đề xuyên suốt tác phẩm là tìm lại cội nguồn văn hóa sống bền vững hướng tới giá trị chân-thiện-mỹ của con người, xã hội Việt Nam. Tuyển tập gồm 3 phần: Lăng kính kỳ diệu, Sự giàu có của tấm lòng và Thân thương những vùng quê.

 

 Toàn cảnh buổi ra mắt. (Ảnh: Mỹ Bình/Vietnam+)
Toàn cảnh buổi ra mắt. (Ảnh: Mỹ Bình/Vietnam+)



Đặc biệt, ở cuối cuốn sách có thêm phần tương tác với độc giả mang tên Dư âm độc giả vẫn đang tiếp tục được viết.

Nguyên Kỳ Văn sinh năm 1958 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; quê gốc tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông là kỹ sư chế tạo máy, chuyên viên cao cấp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nguyên Kỳ Văn bắt đầu viết trên mạng từ năm 2013.

Các bài viết của ông được chắt lọc từ cuộc sống, phản ánh hiện trạng và ước vọng xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn của một công dân có trách nhiệm. Chính vì vậy, hầu hết những bài viết đều nhận được sự phản hồi tích cực từ bạn đọc.

Mỹ Bình (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.