Tiếng ve ngày hè

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bầu trời của những ngày cuối cấp là khoảng sân rộng lớn rợp bóng cây, là lớp học, là tiếng trống, tiếng chuông reo bên tai hàng ngày, là tiếng nói của thầy cô, là tiếng cười đùa của bạn bè, tất cả đều sẽ trở thành ký ức, dù bao nhiêu nuối tiếc cũng chẳng thể quay lại. Tiếng ve sầu cứ ngân nga mãi trong ánh nắng chói chang, dưới bầu trời cao xanh lồng lộng, lại một mùa hè nữa lại đến.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa



Tôi nhớ!

Đó là những buổi trưa hè nắng như đổ lửa, là quãng đường dài đạp xe từ nhà đến trường, là những giọt mồ hồi lăn dài trên má rơi xuống trang giấy trắng học sinh. Là những ngày đầu hè ngồi trong lớp học thả hồn theo tiếng ve sầu, ngắm nhìn màu hoa phượng vĩ.

Ngồi nhấm nháp ly cà phê bên góc đường Trần Hưng Đạo, trong không gian ngợp bản giao hưởng ve sầu khiến tôi nhớ những mùa hè đã đi qua, ở thành phố nhỏ của tôi hầu như nơi nào cũng có tiếng ve. Chỉ cần vài cây to, bóng mát là đã nghe chúng râm ran suốt ngày. Cũng  nhiều năm rồi tôi mới lại được nghe tiếng ve sầu da diết như vậy, từ khi xa quê hương, xa gia đình lên Sài Gòn học tập, có lẽ do nhịp sống xô bồ nơi phố thị, nên lâu rồi tôi không còn được nghe tiếng ve, âm thanh quen thuộc gắn với tuổi thơ, tiếng ve cứ ngân nga lúc trầm lúc bổng tựa như những thăng trầm của cuộc sống.

Thời còn đi học tôi mê tiếng ve lắm, cũng không biết mê từ lúc nào, ngồi trong lớp học cứ ngẩn ngơ nghe tiếng ve, thả hồn ngắm nhìn sân trường với hàng cây phượng vĩ, chính vì thế không ít lần bị thầy cô trách phạt. Ngày ấy, Công nghệ chưa phát triển như bây giờ, nào đã có smartphone hay Facebook, zalo... Cũng chả được bố mẹ cho đi công viên hay dạo phố, chỉ có những buổi trưa hè, trốn bố mẹ cùng lũ bạn trong xóm đầu trần, chân đất đi bắt ve. Chúng tôi luôn chọn bắt những chú ve to nhất, rồi ngồi tụ tập với nhau nghiên cứu xem ve kêu bằng gì, đứa cho rằng ve kêu bằng miệng, đứa thì lại bảo ve kêu bằng bụng, cứ thế dẫn đến những cuộc tranh cãi không có hồi kết. Về sau được một thầy giáo dạy sinh học giải thích rằng : Ve đực “tạo âm thanh bằng cách rung hai cái “loa” làm bằng màng mỏng, phát triển từ lồng ngực, có những vòng sườn bên trong được co giãn thật nhanh, làm rung màng mỏng, tạo sóng âm thanh để mời gọi ve cái”. Ve cái không tạo được âm thanh nhưng cũng có hai cái màng hai bên mình chỉ dùng để nghe ve đực hát.

Cuộc đời của ve thật nhiều điều kỳ thú và mang đầy triết lý. Điểm đặc thù là chu kỳ  sống có một không hai của chúng. Ve nằm lặng lẽ dưới mặt đất trong nhiều năm liền. Đến một ngày đầu hè, ấu trùng trồi lên mặt đất, leo lên cây lột vỏ nhộng “kim thiền thoát xác” hong khô đôi cánh cứng và ca hát. Con người cũng giống như ve sầu, sinh ra và lớn lên trong sự bảo bọc của gia đình, đến lúc rồi cũng phải rời xa vòng tay chở che của bố mẹ để chập chững đặt những bước chân vào đời.

Tiếng ve cũng là âm thanh báo hiệu mùa chia ly, hàng ngàn học sinh vỡ òa trong những tiếng cười hạnh phúc vì giây phút trưởng thành, sắp bước đi trên chính đôi chân của mình để thực hiện ước mơ, hoài bão trên con đường mới. Nhưng rồi lại có những giọt nước mắt rơi xuống vì xúc động, lưu luyến, khi phải rời xa mái trường, nói lời tạm biệt lớp học, thầy cô và bạn bè yêu dấu. Bầu trời của những ngày cuối cấp là khoảng sân rộng lớn rợp bóng cây, là lớp học, là tiếng trống, tiếng chuông reo bên tai hàng ngày, là tiếng nói của thầy cô, là tiếng cười đùa của bạn bè, tất cả đều sẽ trở thành ký ức, dù bao nhiêu nuối tiếc cũng chẳng thể quay lại.


Tiếng ve sầu cứ ngân nga mãi trong ánh nắng chói chang, dưới bầu trời cao xanh lồng lộng, lại một mùa hè nữa lại đến.

Ve ve ve… tiếng ve gọi hè về!

Vũ Hùng
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...