Cuộc đoàn tụ cảm động của mẹ con 'người tù oan sai' sau 40 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Gần 40 năm, người tù oan sai ở Tây Ninh mới gặp lại người con gái mà mình đã sinh ra khi ở trong tù.
 
Bốn nhân vật chính trong buổi tri ân cảm động, từ trái qua: chị Trần Ngọc Tuyết, bà Ngô Thị Phanh, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, ông Hồ Long Chánh - Ảnh: Trung Hiếu
Sáng 28.4, tại ấp Bà Nhã, xã Đôn Thuận, H.Trảng Bàng (Tây Ninh) diễn ra lễ tri ân đối với ông Trần Quốc Lục và bà Ngô Thị Phanh, những người có công dưỡng dục chị Trần Ngọc Tuyết do cha mẹ ruột bị oan sai 40 năm và lưu lạc.
Chị Tuyết là con ruột của ông Hồ Long Chánh và bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - 2 nạn nhân trong vụ oan sai liên quan đến 8 nạn nhân ở Tây Ninh cách đây 40 năm mà Báo Thanh Niên có loạt bài phản ánh.
Khi bị bắt giam, bà Lan đang có bầu, bị tra tấn, đánh đập rồi sinh non trong tù. Một phần do tinh thần hoảng loạn, một phần giận chồng vì nghĩ chồng đã khai ra “mình giấu vàng” nên sau khi sinh bà Lan bỏ con trong trại giam bỏ trốn.
Sau khi bị bắt lại rồi ra tù, bà đã nói với gia đình, kể cả chồng là đứa con đã chết.
Về phần ông Chánh, khi ra tù mặc cảm vì gia đình vợ cho rằng ông khai khiến gia đình vợ bị hàm oan, tù đày nên đã bỏ xứ đi biền biệt.
Trên thực tế, đứa trẻ - là chị Trần Ngọc Tuyết không chết, mà được một cán bộ trại giam nhân từ là ông Trần Quốc Lục và vợ là bà Ngô Thị Phanh nhận làm con nuôi suốt 40 năm qua.
 
Suốt buổi tri ân, chị Tuyết không cầm được nước mắt mỗi khi nhắc về cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi - Ảnh: Trung Hiếu
Mọi chuyện dần sáng tỏ khi em trai bà Lan là ông Nguyễn Văn Dũng, một nạn nhân trong vụ oan sai, đi đòi công lý.
Hóa ra sau khi bị bắt về trại, bà biết đứa con mình rứt ruột đẻ ra vẫn còn sống và được vợ chồng ông Lục nhận nuôi. Bà cho đó là điều may mắn vì mình đang thân phận tù tội không biết ngày nào ra nên không đảm bảo tương lai cho con. Lại giận chồng nên suốt thời gian dài bà giấu kín bí mật trong lòng.
Tuy nhiên, sau khi đọc loạt bài về vụ oan sai đăng trên Báo Thanh Niên, biết về cuộc sống của người chồng cũ Hồ Long Chánh, bà Lan đã thổn thức tâm sự với PV Thanh Niên là người con gái năm xưa chưa chết.
Dựa vào những manh mối mà bà Lan cung cấp, PV Thanh Niên cùng với em trai bà Lan (ông Nguyễn Văn Dũng) lần tìm ra được chị Tuyết hiện đang sinh sống ở ấp Đôn Thuận, H.Trảng Bàng.
Sau 40 năm, đứa trẻ ngày đó giờ đã có gia đình được người mẹ nuôi hết mực yêu thương (ông Lục đã mất) nhưng vẫn luôn mong ngóng tìm được cha mẹ ruột của mình.
Những hình ảnh PV Thanh Niên ghi lại tại buổi tri ân, nhận cha mẹ ruột hết sức cảm động:
 
Bà Lan bị bệnh về chân, tay nên người thân dìu bà ra dự lễ tri ân - Ảnh: Trung Hiếu
 
40 năm qua, mặc cảm về thân phận người tù nên bà Lan giấu kín thông tin về người con gái - Ảnh: Trung Hiếu
 
Bà Lan (phải) trò chuyện với người vợ sau của ông Hồ Long Chánh. Sau khi ra tù, ông Chánh mặc cảm vì gia đình vợ nghĩ mình khai khiến cả nhà vợ bị bắt nên đã bỏ xứ đi nơi khác - Ảnh: Trung Hiếu
 
Cuộc tri ân có sự tham dự của ông Nguyễn Văn Chiến, em trai bà Lan và là một trong những nạn nhân bị bắt trong vụ oan sai - Ảnh: Trung Hiếu
 
Bà Ngô Thị Phanh - người mẹ đã nuôi nấng, yêu thương chị Tuyết suốt 40 năm qua - Ảnh: Trung Hiếu
 
Bà Phanh kể lại lý do nhận con nuôi - Ảnh: Trung Hiếu
 
Ông Nguyễn Văn Dũng, em trai bà Lan kể lại hành trình tìm kiếm cháu. Đứng gần ông Dũng là bà Huỳnh Thị Thu, một trong những manh mối, nhân chứng để ông Dũng tìm thấy chị Tuyết - Ảnh: Trung Hiếu
 
Buổi tri ân có sự tham dự của đông đảo bạn bè, người thân, hàng xóm của đại gia đình Ảnh: Trung Hiếu
 
Những nhân vật chính của buổi tri ân - Ảnh: Trung Hiếu
Trung Hiếu (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.