Cùng một chiến tuyến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa ký quyết định chi 10 tỉ đồng ủng hộ TP HCM chống dịch. Một nghĩa cử thật ấm áp đã vượt qua giới hạn của vật chất, thể hiện trọn vẹn tinh thần "đồng đội" trong lúc dầu sôi lửa bỏng.

Giúp nhau đã quý, giúp nhau trong khó khăn lại càng quý, huống gì Đà Nẵng cũng vừa trải qua những đợt dịch nặng nề và đang tiếp tục ứng phó nhiều ca Covid-19 mới. Theo UBND TP Đà Nẵng, từ thực tế này mà lãnh đạo và người dân nơi đây hiểu TP HCM đang trải qua những gì và luôn quan tâm đến diễn tiến tình hình dịch bệnh.

Không chỉ Đà Nẵng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân cũng đã không ngại ngần đóng góp tiền của, thực phẩm, thiết bị... để TP HCM ngăn chặn dịch bệnh đang bùng phát. Ngay trong ngày Thủ tướng Chính phủ làm việc với TP HCM về các phương án chống dịch hôm 26-6, một doanh nghiệp đã tặng hơn 70.000 bộ test nhanh Covid-19. Hàng trăm tỉ đồng cũng đã được đóng góp thông qua Ủy ban MTTQ TP HCM đến các cơ quan chuyên ngành đang nỗ lực bảo vệ sự bình yên của người dân TP.

Trong khi đó, thầm lặng nhưng rất cảm động, mạng xã hội những ngày qua lan truyền một hình ảnh rất dễ thương: Bên vệ đường nhỏ của TP sầm uất này, 2 vợ chồng nông dân trải bạt đặt từng túi rau củ với tấm biển: "Khoai lang tím Đà Lạt, bà con cần cứ lấy". Món ăn rẻ tiền thôi nhưng sẽ có người cần. Trong lúc khó khăn, họ đã có mặt nên càng giá trị.

Cuộc chiến với Covid-19 đã qua gần 2 năm với những hậu quả nặng nề tác động đến mọi mặt dân sinh. Bởi vậy, đây không phải là cuộc chiến của riêng một ai, của riêng địa phương nào nên luôn cần đến sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội. Khi các địa phương khác khó khăn trước dịch bệnh, TP HCM hay bất cứ tỉnh, thành nào còn đủ tích lũy, nguồn lực cũng đều sẵn sàng tương trợ. Địa phương nào "khỏe mạnh" sẽ thúc đẩy sản xuất, duy trì việc làm, mở rộng tiêu thụ sản phẩm từ những địa phương khác đang bị đình trệ, ùn ứ. Kinh tế ổn định từ nơi này sẽ đủ lực hỗ trợ giúp đỡ các nơi khác.

TP HCM là nơi du nhập lao động trên mọi miền đất nước nên nếu họ giữ được công việc, ổn định được thu nhập thì ít nhiều đều có tác động đến những địa phương còn lại. Giữ được sự ổn định của càng nhiều tỉnh, thành thì chúng ta càng có nhiều nguồn lực hơn để tiếp tục cuộc chiến lâu dài với đại dịch.

Cách đây vài tuần, khi các cơ quan chức năng trung ương phát động chương trình chung tay đóng góp phòng chống dịch Covid-19 và Quỹ Vắc-xin, TP HCM đã huy động được 2.300 tỉ đồng. Một ngày sau, từ nguồn đóng góp này, Ủy ban MTTQ TP HCM đã chuyển hơn 200 tỉ đồng và hàng hóa đến các địa phương để chống dịch. Hàng vạn cá nhân cũng thầm lặng quan tâm, giúp đỡ đồng bào ở các địa phương khác đang gặp khó khăn vì dịch bệnh.

Về mặt tình cảm, giúp nhau trong khốn khó là nghĩa cử rất đáng quý. Về mặt lý trí, tương trợ nhau khi dịch bệnh nguy hiểm chính là chiến lược tăng cường sức mạnh để tăng khả năng sinh tồn. Covid-19 đang là kẻ thù của nhân loại. Mọi người đang cùng một chiến tuyến, không phân vùng miền, không phân biệt biên giới, màu da. Thêm một người an toàn, chiến tuyến thêm một phần vững chắc.

Theo Hồ Phi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.