Cung bậc tình yêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nghĩ kỹ lại thì tôi quả thật là một cô gái lười biếng. Lười biếng cả trong suy nghĩ lẫn hành động. Hai mươi lăm tuổi, một công việc nhàn nhạt, đóng khung ngày theo ngày không có gì bứt phá, một sở thích nhàm chán là đọc sách rồi uống cà phê tự pha ở nhà, cực kỳ ghét ra quán vì ghét phải giao tiếp; và đặc biệt, lười yêu.
 

Ở lứa tuổi này nhiều cô gái cùng lớp học đại học khi xưa của tôi đã gửi thiệp cưới, còn tôi, ngày qua ngày chỉ sống cuộc đời của mình theo những lối mòn mà tôi lười tạo mới. Vì lười ra ngoài tôi không có mối quan hệ nào mới, vì lười giao tiếp, tôi không có mối quan hệ nào bền lâu hay đặc biệt.

- Lâm Nhã Nghiên, có nhà không? Nghiênnnnnnnn…!

À, thực ra tuổi hai lăm, điều tôi có duy nhất là hắn: một người bạn thân mà tôi rất ghét. Nghĩ cũng thật buồn cười, chúng tôi lớn lên bên nhau, trong cái xóm nhỏ giữa phố phường đông đúc, hai mươi mấy năm cuộc đời là từng ấy năm chúng tôi biết nhau. Thậm chí, ngay cả ngày sinh cũng chung một ngày, nên từ nhỏ đến lớp lúc nào chúng tôi cũng chung lớp. Hắn cho đó là điều hãnh diện đem đi khoe khắp nơi, còn tôi, tôi ghét hắn chỉ vì hắn cứ rêu rao làm người ta lầm tưởng mối quan hệ giữa tôi và hắn. Hồi nhỏ thì không sao, thầy cô hay gọi chúng tôi là “đôi bạn cùng tiến” vì nhà sát nhau nên hắn hay chở tôi đi học trên cái xe đạp lon ton. Lên cấp ba rồi lên đại học, hắn vẫn cứ “bám dính” lấy tôi khiến người ta đồn ra đồn vào làm tôi… chẳng thể nào yêu ai được. Chung quy tất cả là tại hắn.

- Ở trên này mà gọi chẳng thưa. Thế có qua nhà tớ ăn cơm không?

- Thế mẹ tớ đâu mà để cậu lên trên phòng tớ luôn thế?  Nhà người ta mà cứ như của mình.

- Ơ hay, từ bé tới giờ tớ vẫn vào, có sao đâu. Mẹ còn bảo tớ tự lên tìm cậu đi. Mà nói trước, mẹ cậu hôm nay ra ngoài nên có nói mẹ tớ nấu phần cho cậu luôn rồi. Thay đồ rửa cái mặt đi rồi qua ăn, đói lắm rồi đấy.

Tuy ghét hắn nhưng có một sự thật là tôi và hắn thân nhau. Không chỉ thế gia đình chúng tôi cũng thân nhau, thường đi chơi chung hoặc ăn cơm với nhau, và như một lẽ tự nhiên với một cô gái lười ra ngoài như tôi, hắn là người bạn duy nhất. Và con gái vốn hay yếu lòng, nên… đôi khi tôi cũng tâm sự với hắn. Hắn không phải kẻ ngọt ngào, hắn thường gõ lên đầu tôi mỗi khi tôi buồn bã, hắn bảo “đó là động viên”.

Thực ra nghĩ lại tôi cũng từng có mối tình đầu. Đó là khi tôi học cấp ba, mối tình đầu của tôi khác xa hắn, đó là một chàng trai dong dỏng cao trong đội tuyển bóng rổ của trường, và đặc biệt cậu ta rất ngọt ngào. Cậu ấy tên là Thái Anh. Ngày đầu chúng tôi gặp nhau là khi tôi đang ra về cùng hắn và chiếc xe đạp của tôi dở chứng, bị trật dây sên, trong khi hắn đang mè nheo trêu chọc bắt tôi năn nỉ chở về thì Thái Anh đã ân cần tới bên tôi:

 

Minh họa: Trà My
Minh họa: Trà My



- Xe cậu hư à? Về được không? Tớ chở cậu về nhé?

Và tôi về cùng cậu ấy. Đó là lần đầu tiên tôi biết rung động. Sau bận đó hắn có hờn tôi, nhưng mặc hắn, tôi vẫn chăm chăm vào người mới của mình, hắn chỉ chở tôi đi học và không nói gì suốt cả đoạn đường đi. Nhưng kỳ thực, tình đầu thường khó thành dù cảm xúc đầu tiên luôn là những gì tuyệt vời nhất. Mà cũng đâu thể gọi là tình đầu khi cả tỏ tình tôi cũng chưa dám nói để người ta thuộc về một người khác. Thái Anh và cô nàng lớp trưởng hẹn hò trong tiếng hò reo của lớp, chỉ có tôi và ít nhất là hắn biết một cô gái ngoài miệng chúc phúc nhưng trong lòng đang đổ mưa. Tôi còn nhớ ngày ấy tôi đã khóc rất nhiều, và hắn, chẳng giống hắn thường ngày, vỗ vỗ vào vai rồi kéo nhẹ đầu tôi tựa vào vai hắn:

- Thực thì bình thường có khóc bao giờ đâu, nay khóc nhìn chán không chịu được. Xấu thôi rồi.

- Đây chẳng bao giờ khóc đâu nhé, chỉ khi thích ai đó, mà nó gọi là “đổ mưa” trong lòng thôi, không phải khóc.

- À ra là khi đổ mưa trong lòng nghĩa là thích người đó.

Tuổi hai lăm của tôi vẫn là ngày có hắn. Sinh nhật tôi, hắn đèo tôi đi khắp phố không cho ở nhà. “Ngày quan trọng của cậu, đừng để nó trôi qua vô vị”, tim tôi hơi lỗi nhịp. Hắn bắt tôi ước, bắt tôi ăn thật nhiều bánh kem, chở tôi đi nhiều nơi trên cái xe đạp cọc cạch mà hai lăm tuổi rồi khối người đã đi xe máy. Bỗng chiếc xe đạp vấp sỏi ngã nhào, cả tôi và hắn đều té, trong khi tôi chực phì cười vì cái sinh nhật nhớ đời thì đã thấy bộ dạng hắn hớt hải thất thểu nắn tay nắn chân tôi.



http://baodaklak.vn/channel/3610/201903/cung-bac-tinh-yeu-5626265/

Theo Lê Hứa Huyền Trân (baodaklak)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null