Cư dân có bắt buộc mua bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cư dân có bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư không đến nay vẫn là thắc mắc của không ít người.
Nhà chung cư có phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2018/NĐ-CP về nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc quy định:
''Cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này (sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”) phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ theo quy định pháp luật''.
Theo Phụ lục 2 Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy, nhà chung cư; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên thuộc Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Do đó sẽ phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Như vậy, theo các quy định trên, toàn bộ các tài sản thuộc sở hữu chung và sở hữu riêng của cư dân trong chung cư sẽ đều bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ.
Đối tượng đóng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Theo Điều 11 Luật Nhà ở 2014, chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở có nghĩa vụ sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình; thực hiện nghiêm việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
Trường hợp dự án chung cư vẫn do chủ đầu tư sở hữu thì chủ đầu tư sẽ phải có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ. Ngược lại, nếu người mua chung cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì dù chung cư chưa có Ban quản trị chính thức nhưng đã đi vào hoạt động, nên cư dân chung cư sẽ có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cháy nổ cho phần nhà chung cư đã mua.
Đồng nghĩa với việc, cư dân sở hữu căn hộ sẽ có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc với phần sở hữu riêng của mình và có trách nhiệm đóng góp chi phí mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với phần sở hữu chung.
Mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phải đóng
Căn cứ vào Khoản 9, Phụ lục II Nghị định 23/2018/NĐ-CP, mức phí bảo hiểm mỗi năm đối với nhà chung cư có hệ thống chữa cháy tự động (springkler) là 0.05%, nhà chung cư không có hệ thống chữa cháy tự động (springkler) là 0.1%. số tiền bảo hiểm tối thiểu (mức phí bảo hiểm này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
KIM NHUNG (T/H/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.