Cột mốc lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước thềm năm mới 2024, tại khu vực ngã ba biên giới đánh dấu một cột mốc mới trong quan hệ giữa ba nước Đông Dương thông qua sự kiện Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ nhất.

Sợi chỉ đỏ gắn kết tình cảm anh em

Trung úy Ly Sothyrak - bác sĩ Bệnh viện Quân y 179 (Quân đội Hoàng gia Campuchia) kiểm tra lại trang bị, vật chất, thuốc men để sẵn sàng bước vào diễn tập quân y chung giữa quân đội ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Trước “giờ G”, Trung úy Ly Sothyrak và đồng đội của anh không tránh khỏi những lo lắng, hồi hộp. Trên từng khuôn mặt rám nắng thao trường đã lấm tấm mồ hôi dù tiết trời biên giới cuối năm se lạnh. “Cuộc diễn tập với tình huống giả định là cứu trợ y tế trong thảm họa động đất tại Việt Nam nhưng là một bước tập dượt, sẵn sàng cứu trợ y tế trên phạm vi khu vực và thế giới khi có yêu cầu. Đây là sứ mệnh cao cả của lực lượng quân y ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, chúng tôi rất tự hào, ai cũng quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” - Trung úy Ly Sothyrak chia sẻ.

Bác sĩ quân y Việt Nam và bác sĩ quân y Quân đội Hoàng gia Campuchia chuẩn bị máy móc, trang bị y tế trước khi diễn tập. Ảnh: SƠN TÙNG

Bác sĩ quân y Việt Nam và bác sĩ quân y Quân đội Hoàng gia Campuchia chuẩn bị máy móc, trang bị y tế trước khi diễn tập. Ảnh: SƠN TÙNG

Đại tá Phouvilay Phounsavath - Phó Cục trưởng Cục Quân y Quân đội nhân dân Lào ví cuộc diễn tập quân y chung giữa quân đội ba nước trong khuôn khổ chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia lần thứ nhất là sợi chỉ đỏ gắn kết tình cảm anh em ba nước Đông Dương. Vì vậy, Đại tá Phouvilay Phounsavath đi đến từng vị trí dặn dò, động viên, hướng dẫn bác sĩ, nhân viên y tế ba nước và cho biết: “Hiện nay, thiên tai, thảm họa trên thế giới diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, gây hậu quả nghiêm trọng cả về kinh tế, tính mạng, sức khỏe của người dân. Trong đó, Đông Nam Á là nơi thường xảy ra các thảm họa thiên nhiên như động đất, bão, lũ lụt, sạt lở đất, nhiều thiên tai, thảm họa đã vượt ngoài khả năng ứng phó, cứu trợ của từng quốc gia riêng lẻ, cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Trong những năm qua, ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia đã tích cực tham gia vào công tác hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, quân đội ba nước đã phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, hiệu quả trong phòng, chống dịch và hỗ trợ an sinh xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân”.

Cuộc diễn tập đặt ra tình huống thương vong hàng loạt với cơ cấu và mức độ tổn thương rất phức tạp. Nhận được yêu cầu cứu trợ y tế từ Việt Nam, Quân đội nhân dân Lào và Quân đội Hoàng gia Campuchia đã cử đoàn cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế, cùng các trang thiết bị y tế đến vị trí động đất thành lập Trạm cấp cứu nạn nhân hàng loạt. Tại đây, lực lượng quân y ba nước và y tế địa phương đã phối hợp nhịp nhàng, phân loại nạn nhân theo yêu cầu cứu chữa, tiến hành cấp cứu, chăm sóc, nuôi dưỡng và tổ chức vận chuyển nạn nhân về tuyến sau bằng các phương tiện đường bộ, đường không. Những cử chỉ, hành động chăm sóc, cứu chữa nạn nhân Việt Nam của các bác sĩ quân y Lào, Campuchia đã làm những người tham quan, theo dõi cuộc diễn tập xúc động.

Thượng tá, bác sĩ Lê Văn Thảo - Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 17 (Quân khu 5) trải lòng: “Cuộc diễn tập đã để lại những hình ảnh rất đẹp về tình đoàn kết hữu nghị giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Tôi không còn phân biệt được đâu là bác sĩ quân y Việt Nam, bác sĩ quân y Lào hay Campuchia nữa, từng hành động, cử chỉ của các bạn đều cho thấy một tình cảm quốc tế cao cả”.

Viết tiếp những trang sử mới của tình đoàn kết

Trong những ngày diễn ra Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ nhất, hai bên các tuyến đường chính từ thành phố Kon Tum đến huyện Ngọc Hồi và khu vực cột mốc ngã ba biên giới rực rỡ cờ Việt Nam, Lào, Campuchia, cùng băng rôn, pa nô bằng tiếng Việt, tiếng Lào, tiếng Khmer. Người dân tỉnh Kon Tum nói riêng và cả nước nói chung được sống trong không khí vui tươi, rộn ràng, thắm tình đoàn kết quốc tế thông qua các hoạt động: Thực hiện nghi lễ chào, tô son cột mốc chủ quyền tại cột mốc ngã ba biên giới; trồng cây hữu nghị; phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm tra cột mốc ngã ba biên giới giữa lực lượng bảo vệ biên giới ba nước; diễn tập quân y chung giữa quân đội ba nước; khánh thành Nhà văn hóa hữu nghị thôn Tà Ka và tặng quà Trường Tiểu học Bế Văn Đàn (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi); Cuộc gặp thường niên giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ba nước và ký kết các văn kiện hợp tác.

Đại tướng Phan Văn Giang tô son cột mốc chủ quyền. Ảnh: TUẤN HUY

Đại tướng Phan Văn Giang tô son cột mốc chủ quyền. Ảnh: TUẤN HUY

Tại ngã ba Đông Dương, nơi một con gà gáy cả ba nước cùng nghe, đã chứng kiến những giây phút xúc động, tự hào khi Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam; Đại tướng Chansamone Chanyalath - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào và Đại tướng Tea Seiha - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc Campuchia thực hiện nghi thức chào, tô son cột mốc chủ quyền, trồng cây hữu nghị, cùng chứng kiến lực lượng bảo vệ biên giới ba nước phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm tra cột mốc ngã ba biên giới.

Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, các hoạt động trong khuôn khổ giao lưu và Cuộc gặp thường niên giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia chính là biểu hiện sinh động của quyết tâm chính trị nhằm củng cố và đưa tình đoàn kết giữa ba nước Đông Dương lên tầm cao mới. Sự kiện có ý nghĩa lịch sử này góp phần quan trọng viết tiếp những trang sử mới của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết và hợp tác toàn diện giữa ba nước Đông Dương. Cột mốc biên giới ba nước giờ đây đã trở thành cột mốc của lịch sử, cột mốc của quan hệ hữu nghị giữa những quốc gia láng giềng anh em cùng chung quyết tâm xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển thịnh vượng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia ký kết văn kiện hợp tác. Ảnh: TUẤN HUY

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia ký kết văn kiện hợp tác. Ảnh: TUẤN HUY

Đại tướng Chansamone Chanyalath cũng cho rằng, Lào, Việt Nam và Campuchia là ba nước có chung đường biên giới, cùng chung vận mệnh, nhân dân ba nước có truyền thống giúp đỡ lẫn nhau, kề vai sát cánh chiến đấu chống kẻ thù chung. Dù trong điều kiện, hoàn cảnh, không gian, thời gian nào, ba nước cũng không thể tách rời nhau. Vì lẽ đó, quân đội ba nước phải là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng, giữ gìn, bảo vệ, phát triển mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết quý báu giữa ba nước. Còn theo Đại tướng Tea Seiha, hợp tác hiệu quả giữa quân đội ba nước trên cơ sở tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau không những góp phần duy trì hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở khu vực biên giới mà còn đóng góp vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh.

Trong dòng người đổ về vẫy cờ, hoa chào đón 3 bộ trưởng và đoàn cán bộ cấp cao của Bộ Quốc phòng ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia, ông A Lào, một cựu chiến binh Việt Nam, già làng của thôn Đăk Răng, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi phấn khởi nói: “Ngã ba Đông Dương trong những ngày cuối năm đẹp lắm. Đẹp không chỉ bởi những bông dã quỳ khoe sắc dưới ánh nắng hanh hao, se lạnh, mà bởi tình anh em ba nước Đông Dương cùng chung dãy Trường Sơn hùng vĩ, cùng sẻ chia dòng sông Mê Kông nặng phù sa. Già và người dân vùng biên giới Ngọc Hồi vui lắm, mừng lắm. Biên giới hòa bình, ổn định thì người dân có điều kiện để làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Ngôi làng ấy trải qua những năm tháng đau thương và hào hùng của chiến tranh, ngôi làng ấy cũng sinh ra người nữ anh hùng đặc biệt. Mấy mươi năm ngày đất nước thống nhất, làng anh hùng đã thay da đổi thịt, và người nữ anh hùng cũng đã bạc trắng mái đầu.

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

(GLO)- Phát huy truyền thống quê hương Anh hùng A Sanh, những năm qua, người dân làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động trong lao động sản xuất, trở thành điểm sáng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Ký ức tháng ba

Ký ức tháng ba

(GLO)- Một ngày mùa khô cuối tháng 3-1975, ông Ksor Doen lần đầu tiên trở về làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) sau hơn 2 năm xa nhà. Quê nhà hiện ra sau cây hoa pơ lang còn sót lại vài bông cuối mùa khiến người lính đang ngây ngất trong niềm vui chiến thắng càng bồn chồn bước chân.