Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Mốc ở miền sương mây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các mốc này nằm ở đoạn biên giới thuộc 2 hướng tây và đông tỉnh Hà Giang, thuộc địa bàn thời tiết khắc nghiệt, đi lại rất khó khăn.
Cặp cửa khẩu song phương
Buổi sáng giữa tháng 10.2022, từ cửa khẩu Xín Mần mờ mịt sương mù, chúng tôi dò dẫm bám theo đội hình tuần tra của Đồn biên phòng cửa khẩu Xín Mần đi kiểm tra mốc 200. Đi bộ theo đường mòn khoảng gần 1 tiếng đồng hồ, thiếu tá Phạm Hùng, Trạm trưởng kiểm soát biên phòng cửa khẩu Xín Mần, Đồn biên phòng cửa khẩu Xín Mần, chỉ tay: “Mốc 200 kia”.
Mốc 200 nằm trên đường phân giới giữa 2 nước Việt Nam - Trung Quốc. Phía Việt Nam là địa phận thôn Péo Suối Ngài, xã Xín Mần (H.Xín Mần). Phía Trung Quốc là châu Văn Sơn (H.Mã Quan, Vân Nam).

Đội tuần tra Đồn biên phòng cửa khẩu Xín Mần tuần tra kiểm soát dọc đoạn biên giới phụ trách. Ảnh: M.T.H - N.Đ.L
Đội tuần tra Đồn biên phòng cửa khẩu Xín Mần tuần tra kiểm soát dọc đoạn biên giới phụ trách. Ảnh: M.T.H - N.Đ.L
Ngày 26.3.2018, được sự nhất trí của chính phủ 2 nước, UBND tỉnh Hà Giang phối hợp địa phương phía Trung Quốc tổ chức lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Xín Mần (Việt Nam) - Đô Long (Trung Quốc). Ngay sau đó, phía Trung Quốc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng về phía đông bắc cửa khẩu Đô Long, biến khu vực rừng núi của bạn gần mốc 200 thành khu chung cư phức hợp và làm đường 4 làn xe, cách mốc 200 vài trăm mét.

Hàng rào do Trung Quốc lắp dựng dọc biên giới ở phía bạn, khu vực từ mốc 200 đến 2001
Hàng rào do Trung Quốc lắp dựng dọc biên giới ở phía bạn, khu vực từ mốc 200 đến 2001
Ít dấu chân người
Từ TP.Hà Giang, chúng tôi lên Đồn biên phòng Tùng Vài ngủ lại một đêm và sáng hôm sau tiếp tục ngược hướng bắc lên Trạm kiểm soát biên phòng Cao Mã Pờ (thuộc Đồn biên phòng Tùng Vài) để cùng bộ đội đi tuần tra mốc 299/2 và 300.
Khoảng 2 tiếng đồng hồ trèo núi từ thôn Chín Chu Lìn (Cao Mã Pờ), đi theo đường mòn, đường lấy củi của dân… thì cũng leo tới khu rừng nguyên sinh nằm trên độ cao 1.800 m âm u mù mịt. Đại úy Quách Ngọc Dũng, Trạm trưởng kiểm soát biên phòng Cao Mã Pờ, thoăn thoắt trườn qua vách đá, phạt ngang các cụm cây bụi mở đường.

Mốc giới số 200 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên sống núi, có độ cao 1.559,57 m, tọa độ địa lý 22° 47’ 56,835” vĩ độ Bắc - 104° 31’ 08,358” kinh độ Đông.
Mốc giới số 200 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên sống núi, có độ cao 1.559,57 m, tọa độ địa lý 22° 47’ 56,835” vĩ độ Bắc - 104° 31’ 08,358” kinh độ Đông.
“Thời tiết trên này quanh năm sương mây ẩm ướt, sấm sét quật xuống liên tục nên người dân không dám lên đây lấy củi, tìm thuốc. Đường đi lối lại, tuần trước phát cành, tuần sau hoa lá đã mọc um tùm. Nếu không có kinh nghiệm, đi nhiều quen đường và thận trọng, rất dễ bị lạc”, đại úy Dũng chia sẻ.
Quả thật, ở khu vực mốc 299/2 và 300 nằm tít trong rừng, cao ngất đỉnh núi, đi cả tiếng đồng hồ không thấy bóng nhà, bóng người dân đi làm và điện thoại thì mất tịt sóng từ dưới chân núi, bị lạc đường thì quá nguy hiểm…
Gần 1 tiếng đồng hồ leo qua các vách đá, chúng tôi cũng đến mốc 300. Cột mốc uy nghiêm, lặng lẽ nằm giữa rừng táo gai màu đỏ tươi, trên đỉnh núi mờ đục sương mây và lạnh cóng.

Mốc giới số 300 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên dốc núi, có độ cao 1.812,60 m, tọa độ địa lý 23° 06’ 36,323” vĩ độ Bắc - 104° 49’ 41,744” kinh độ Đông.
Mốc giới số 300 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên dốc núi, có độ cao 1.812,60 m, tọa độ địa lý 23° 06’ 36,323” vĩ độ Bắc - 104° 49’ 41,744” kinh độ Đông.
Thiếu úy Nông Tuấn Anh (23 tuổi, đội trưởng vũ trang, Đồn biên phòng Tùng Vài) sau khi triển khai cho bộ đội, dân quân phát quang, kiểm tra, lau chùi, chào cột mốc… đã nhờ tôi chụp một tấm hình bên mốc 300, phía trên là màu đỏ rực của lá cờ đỏ sao vàng.
“Khó khăn vất vả mới là biên giới, là bộ đội biên phòng. Đi tuần tra, đến các mốc giới, dù là quen thuộc, lại càng yêu đất nước mình hơn”, thiếu úy Anh nói. (còn tiếp)
Theo Mai Thanh Hải - Nguyễn Độc Lập (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối:Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối: Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.