Công ty TNHH Quicornac đưa chanh dây vươn ra thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Với kinh nghiệm trên 30 năm sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ trái cây tại hơn 40 quốc gia, Công ty TNHH Quicornac (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku) đã lựa chọn Gia Lai để phát triển sản xuất, chế biến chanh dây.

Phân phối sản phẩm đến hơn 40 quốc gia

Đứng đầu cả nước về diện tích chanh dây, Gia Lai đã thu hút các doanh nghiệp lớn trên thế giới đến đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Điều này giúp các sản phẩm chanh dây của Gia Lai nói riêng, Việt Nam nói chung nâng tầm giá trị, vươn xa trên thị trường thế giới. Trong số này, Quicornac là nhà máy chế biến chanh dây có vốn đầu tư FDI lớn nhất tại Gia Lai với công suất 300-400 tấn/ngày đêm.

Với sự có mặt của Quicornac, ngành sản xuất, chế biến chanh dây ở Gia Lai đã có những bứt phá ngoạn mục cả về năng suất, sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu.

Hoạt động từ đầu năm 2022, Nhà máy chế biến chanh dây của Công ty TNHH Quicornac đã tiêu thụ hàng chục ngàn tấn chanh dây cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Năm 2022, Công ty xuất khẩu hơn 100 container chanh dây sang thị trường châu Âu và Mỹ với kim ngạch trên 20 triệu USD. Bình quân mỗi tháng, các hợp tác xã ở Gia Lai thu mua và cung cấp cho Công ty khoảng 2.000 tấn chanh dây. Tuy nhiên, sản lượng này mới chỉ đáp ứng một phần công suất chế biến của nhà máy là 150 tấn/ngày và có thể nâng lên 300-400 tấn/ngày đêm.

Công nhân phân loại, xử lý tạp chất chanh dây trước khi đưa vào chế biến. Ảnh: M.T

Công nhân phân loại, xử lý tạp chất chanh dây trước khi đưa vào chế biến. Ảnh: M.T

Theo báo cáo kết quả hoạt động, năm 2023, sản lượng chanh dây tươi thu mua và chế biến của Công ty đạt xấp xỉ 100 ngàn tấn để sản xuất các mặt hàng như: nước chanh dây cô đặc đông lạnh, nước chanh dây thanh trùng đông lạnh, hương chanh dây tự nhiên.

Các sản phẩm này được đóng gói dưới nhiều dạng bao bì khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng và đã được phân phối đến hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Anh...

Điều này cho thấy, năng lực thu mua và chế biến của Công ty là rất lớn. Đây là yếu tố quan trọng để ổn định đầu ra sản phẩm cho nông dân. Chính vì vậy, để đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến, Công ty tiếp tục ký kết bản ghi nhớ liên kết với các hợp tác xã nông nghiệp ở các địa phương của tỉnh để xây dựng vùng nguyên liệu chanh dây phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho các thành viên hợp tác xã và người dân tham gia.

Nhà máy chế biến chanh dây của Công ty TNHH Quicornac (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku). Ảnh: M.T

Nhà máy chế biến chanh dây của Công ty TNHH Quicornac (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku). Ảnh: M.T

Cùng với đó, Quicornac đã triển khai dự án trồng và chăm sóc chanh dây bền vững theo tiêu chuẩn FSA (đánh giá tính bền vững nông nghiệp) tại 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum; liên kết với 4 nhà cung cấp trái cây hình thành chuỗi phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chanh dây trên địa bàn tỉnh; tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh dây theo tiêu chuẩn FSA cho bà con nông dân.

Từ những tháng cuối năm 2023, giá chanh dây có dấu hiệu tăng đột biến trái ngược so với thời điểm đầu năm. Đây là dấu hiệu lạc quan cho thấy sự phục hồi của thị trường chanh dây năm 2024, đồng thời cũng là tín hiệu đáng mừng để bà con nông dân nắm bắt cơ hội cho mùa vụ mới.

Đặt tiêu chí bảo vệ môi trường lên hàng đầu

Đi đôi với hoạt động sản xuất, chế biến, vấn đề bảo vệ môi trường luôn được Quicornac đặt lên hàng đầu thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tất cả các khâu của quy trình, từ đại lý thu gom đến thành phẩm. Quy trình chế biến sản phẩm hàng hóa khép kín tuân thủ các chỉ số về an toàn lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mục tiêu của Công ty là đạt được hiệu quả tối ưu trong chuỗi giá trị sản xuất, đặc biệt là không để hoạt động sản xuất kinh doanh làm ảnh hưởng tới môi trường. Do vậy, các phụ phẩm nông nghiệp hữu cơ như vỏ và hạt chanh dây được đơn vị quản lý chặt chẽ theo tiêu chí phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, hình thành chuỗi nông nghiệp tuần hoàn bằng cách triển khai cung cấp phụ phẩm vỏ chanh dây cho các trang trại nuôi bò trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các tỉnh lân cận; đồng thời, liên kết với các đơn vị để nghiên cứu ủ phân hữu cơ vi sinh.

Công ty TNHH Quicornac đã đầu tư gần 7 tỷ đồng xây dựng các hạng mục và thiết bị phục vụ xử lý nước thải. Ảnh: M.T

Công ty TNHH Quicornac đã đầu tư gần 7 tỷ đồng xây dựng các hạng mục và thiết bị phục vụ xử lý nước thải. Ảnh: M.T

Mặt khác, với công suất 300-400 tấn/ngày đêm, hoạt động chế biến chanh dây của Công ty phát sinh nguồn nước thải khoảng 300 m3/ngày đêm. Với tiêu chí không làm ảnh hưởng, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, Công ty đã đầu tư gần 7 tỷ đồng xây dựng các hạng mục và thiết bị phục vụ xử lý nước thải. Định kỳ hàng quý, Công ty còn thuê đơn vị chức năng đến lấy mẫu quan trắc chất lượng môi trường và kết quả các thông số quan trắc chất lượng nước thải đều đạt ngưỡng cho phép theo quy định.

Do vậy, nước thải đầu ra luôn đạt chất lượng cao hơn so với tiêu chuẩn, điều này thể hiện qua kết quả quan trắc nước thải tại nhà máy Quicornac có chỉ số COD trung bình dưới 50 mg/lít, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn nước thải của khu công nghiệp với COD 400 mg/lít.

Ngoài ra, Công ty còn thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, kiến thức về phân loại rác thải cho cán bộ, công nhân viên nhà máy; tổ chức ngày hội làm sạch nhà máy và các khu vực xung quanh mỗi tháng 1 lần với sự tham gia của công nhân viên.

Không chỉ giải quyết đầu ra cho nguồn nguyên liệu chanh dây cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung, Quicornac tạo việc làm ổn định cho gần 200 lao động tại chỗ với mức lương cạnh tranh cùng các chế độ phúc lợi, lương tháng 13, thưởng Tết và bảo hiểm xã hội được thực hiện đầy đủ theo quy định.

Ngoài ra, Quicornac còn đặc biệt quan tâm, chăm lo đến đời sống của công nhân viên thể hiện qua các chương trình đào tạo nghiệp vụ nâng cao tay nghề; đào tạo cung cấp kiến thức pháp luật lao động; tập huấn về bình đẳng và công bằng.

Đặc biệt, Công ty còn có chính sách riêng dành cho lao động nữ; thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa xây dựng đội nhóm; xây dựng các hoạt động phúc lợi như: cưới hỏi, ma chay, sinh nhật, thăm hỏi ốm đau cho người lao động…

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.