Công tác xã hội trong trái tim tôi: Trái tim biết đi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một lời khen, một điều khích lệ tựa như cơn gió lành để chiếc xe có thể tự tin vun vút lao đi.

Tôi đã sống trong cảm giác ấy, khi nghe chị đồng nghiệp cũ nhận xét: "An có trái tim biết đi". Câu nói tưởng như ngắn ngủi ấy lại theo tôi suốt nửa thập niên, góp sức mình nối dài hành trình vì cộng đồng.

Làm công tác xã hội để trả ơn đời

Tuổi 26 của bạn thế nào? Có phải được bước "phăm phăm" trên con đường mình muốn, được tung tăng đó đây, tự do chạy nhảy trên cánh đồng thơm mùi lúa đương thì no gió. Nhưng, đó chẳng phải tuổi 26 của tôi.

Trên chiếc xe lăn, Đặng Hoàng An đồng hành cùng người khuyết tật một cách bền bỉ, liên tục, nửa thập niên qua. Ảnh H.A

Trên chiếc xe lăn, Đặng Hoàng An đồng hành cùng người khuyết tật một cách bền bỉ, liên tục, nửa thập niên qua. Ảnh H.A

Tuổi 26 của tôi như một ngã rẽ. Ngã rẽ ấy không đi lên, không đi ngang mà là đi xuống. Năm đó, tai nạn bất ngờ đổ ập xuống chân, tôi trở thành người khuyết tật. Hầu như mọi thứ của tôi trở về vạch xuất phát.

Tương lai vỡ vụn, tôi rơi vào trạng thái hụt hẫng, trầm cảm kéo dài, thậm chí đối mặt với tử thần. Diệu kỳ thay, tôi được tái sinh. Sau quãng dài tự vấn: "Mình đã thật sự sống chưa?". Tôi nhận ra sự sống còn đó, mình không thể thở dài buông xuôi. Tôi bền chí tái thiết cuộc đời, tận lực tập vật lý trị liệu, quyết sống "tròn trong khuyết".

Cuối 2018, người bạn thân đưa tôi đi gặp một nhân vật. Người đàn ông tứ chi bất toại nằm trên chiếc giường rệu rã, bốn bề trống huơ trống hoác, không vợ con bên cạnh. Tiếng khóc bi ai của chú đã gieo vào lòng tôi những xót xa, thương cảm. Khoảnh khắc ấy, tôi nhủ thầm: "Nếu có việc gì đó đáng làm cho người khuyết tật, tôi nguyện làm bằng cả trái tim".

Ngẫm lại, bản thân từng nhận sự giúp đỡ từ nhiều người, cả người chưa quen. Vì lẽ đó, tôi luôn nghĩ về sự đền ơn và muốn nối dài hành trình khơi dậy niềm tin sống cho người yếu thế.

Xuất phát từ việc đã học công tác xã hội và bằng những thể nghiệm sâu sắc nhất, sau chuỗi ngày ấp ủ, ngày 25.3.2019, tôi thành lập dự án "Bước chân nhân ái" với mục tiêu hỗ trợ phương tiện hòa nhập, giúp người khuyết tật biết chấp nhận và thích nghi để tạo ra thay đổi tích cực.

Tỷ như chị Hương (Châu Thành, Long An) bị khuyết tật nặng được chúng tôi hỗ trợ gắn thanh inox quanh nhà cho chị vịn vào khi di chuyển để hạn chế té ngã. Lần ghé thăm, chị nhoẻn cười và tâm sự: "Mỗi lần chạm tay vào thanh vịn, chị cảm nhận như có cánh tay của em và mọi người nâng đỡ. Chị tự tin hơn khi đi trên đôi chân của mình, dẫu yếu". Niềm tin sống, nụ cười trong trẻo giúp tôi thêm vững bước công tác xã hội.

Tin rằng, mỗi chúng ta sống đều có sứ mệnh. Và việc đồng hành cùng người khuyết tật là cách tôi trả ơn đời.

Hơn cả sự cho đi

Từng thực hành giả định trên lớp, tôi không tin một ngày mình trở thành khuyết tật và hỗ trợ người đồng cảnh nhiều đến thế. Trong số đó, tôi hoài ấn tượng về chị Gập (Cần Đước, Long An) bị khuyết tật bẩm sinh do chất độc dioxin. Mọi người, kể cả người chăm sóc đều cho rằng chị không bao giờ ngồi được xe lăn. Hiểu được khát khao cháy bỏng "ngồi được xe lăn, chết cũng toại nguyện", tôi đã giúp chị biến điều không thể thành có thể.

Mỗi chiếc xe trao đi, một hành trình mới mở ra, đầy tin yêu và hy vọng. Hiểu sâu về câu "Những điều không thể hạ gục bạn sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn", tôi công tác xã hội một cách bền bỉ, liên tục, dẫu có bất tiện. Hữu xạ tự nhiên hương, từ chiếc xe lăn đầu tiên, đến 5, 10 chiếc và hiện tại đã hỗ trợ 89 người khuyết tật tiếp cận phương tiện hòa nhập.

Gần đây, khi trao xe lăn cho Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi VN, trong chương trình, bà Trần Thị Dung, Phó chủ tịch Hội, bày tỏ: "Chúng tôi đã nhận rất nhiều xe lăn, nhưng đây là lần đầu tiên được nhận từ chính các bạn ngồi xe lăn. Sự yêu thương này khiến tôi xúc động muôn phần". Thời khắc đó, tôi hạnh phúc và mãn nguyện vì mình đã sống có ý nghĩa.

Với kim chỉ nam hành động "không để ai bị bỏ lại phía sau", dự án còn hỗ trợ xe lăn lắc, thay bình xe điện cho cô chú bán vé số có phương tiện mưu sinh. Hành trình vạn dặm còn mở ra với hàng ngàn người yếu thế khác: bệnh nhân ở trung tâm công tác xã hội, người neo đơn, trẻ mồ côi...

Kỳ thực, việc tôi đã và đang làm cho cộng đồng thật nhỏ nhoi. Song, tôi hy vọng góp gió sẽ thành bão và mỗi người đều có thể tạo ra những điều kỳ diệu, dù khuyết tật hay không. Giống như Hòa (29 tuổi), nhân vật được giúp sức thay khớp háng (năm 2023), bộc bạch: "Em đã bật khóc khi vẫn còn bước đi trên đôi chân của chính mình. Giờ em đã khỏe, đi làm trở lại và đồng hành cùng nơi từng giúp mình để giúp tiếp những người khác".

Thật nhân văn khi dự án được lan tỏa. Thật cao đẹp khi "Bước chân nhân ái" được nối dài. Thật làm công tác xã hội, trái tim biết đi thôi thúc tôi làm thật nhiều và hơn thế cho cộng đồng người khuyết tật.

Có thể bạn quan tâm

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Những bước chân không mỏi trao yêu thương

Những bước chân không mỏi trao yêu thương

Gắn với nghiệp “gieo chữ”, những giáo viên vùng cao, giảng viên trẻ chung bầu nhiệt huyết, họ luôn giữ và thắp lên ngọn lửa tri thức, mang ánh sáng, trao những yêu thương, truyền cảm hứng gieo hy vọng cho bao thế hệ học trò vững vàng tiến bước. 

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.