Công nhân chống chọi với 'bão giá'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Câu chuyện công nhân, người lao động (NLĐ) chật vật, xoay xở với đồng lương ít ỏi của mình trước 'bão giá' không phải là một vấn đề mới.

3 năm trước, ở nghị trường Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm rơi nước mắt khi nói về lương, giờ làm thêm của NLĐ. Bà nói rằng, NLĐ không muốn làm thêm nhưng buộc phải làm do tiền lương làm chính không tối thiểu cho họ và gia đình.

Đến nay, ở thời điểm mà dịch Covid-19 tạm lắng xuống, giá xăng, lương thực thực phẩm... “làm mưa làm gió” ngoài thị trường thì lương tối thiểu vùng vẫn hoài giậm chân tại chỗ.

Qua loạt bài phóng sự Kiếm sống vô hình trên Thanh Niên, người viết cảm nhận, đối với nhiều NLĐ sau 2 năm tơi tả vì dịch Covid-19, thì đến nay mọi thứ phải bắt đầu lại từ đầu.

Họ buộc phải dè sẻn tối đa mức chi tiêu. Như một nữ công nhân may tại Q.8, TP.HCM, kể: “Sáng tôi thường chiên cơm cũ của hôm trước ăn rồi đi làm. Buổi trưa công ty lo ăn uống. Nếu tăng ca cũng sẽ được suất cơm chiều. Khuya đi làm về, nếu còn đói quá, tôi sẽ nấu mì tôm ăn cho qua bữa”. Hoặc chuyện một lao động lớn tuổi “khựng lại trước những mặt hàng chênh nhau 5.000 đồng” và “bấm bụng” làm ca đêm chỉ vì lương cao hơn ban ngày 400.000 đồng/tháng.

Thực tế, lương tối thiểu vùng không theo kịp chi phí tiêu dùng. Theo Tổng cục Thống kê, so với năm 2020 thì năm 2021 có chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,84%; lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,81... Trong khi đó, mức lương tối thiểu vùng năm 2021 không tăng so với năm 2020; thu nhập bình quân tháng của NLĐ trong quý 4/2021 là 5,3 triệu đồng, giảm 624.000 đồng so với cùng kỳ.

Có lẽ vì vậy, công nhân không có lựa chọn khác nào ngoài tăng ca, hoặc làm thêm một công việc khác như: may gia công tại nhà, bán lẻ... để có thêm tiền chi trả, tích lũy. Việc tăng lương tối thiểu vùng là điều không thể chần chừ. Về lâu dài, cần hướng tới “lương đủ sống”, việc làm bền vững, việc làm thỏa đáng... Nó không chỉ hướng tới an sinh bền vững, nâng cao chất lượng sống NLĐ, mà còn là cách tác động hướng tới xây dựng nhân lực có trình độ cao cho nền kinh tế.

 

Theo LÊ TRỌNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.