Cổng ngõ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lối kiến trúc ngôi nhà có sân vườn của người Việt từ xưa không thể thiếu cổng ngõ. Ngoài chức năng phân giới, bảo vệ vòng ngoài, cổng ngõ còn thể hiện yếu tố thẩm mỹ, giữ vai trò văn hóa tâm linh trong tổng thể kiến trúc ngôi nhà.
Lối kiến trúc ngôi nhà có sân, cổng ở phía trước và vườn, ngõ ở đằng sau. Với tâm lý “tốt khoe, xấu che”, cổng trước “hoành tráng” hơn ngõ sau là hẳn nhiên!
Tùy thuộc vào mức độ giàu có, năng lực thẩm mỹ, giai đoạn lịch sử-xã hội mà cổng ngõ được xây dựng, trang hoàng khác nhau. Chẳng hạn như ở nông thôn miền Trung quê tôi, điểm chung nhất, cổng trước được đặt lùi về bên trong theo lối dẫn vào mặt trước ngôi nhà chừng vài mét; rào giậu tả hữu cứ thế mà uốn theo, cùng với mảnh vườn được chia đôi tạo dáng vẻ như đôi bàn tay xòe tôn ngôi nhà lên. Tính hữu lý việc thiết kế “độ lùi” còn ở chỗ, tạo không gian dừng chân trước khi bước vào nhà thay vì phải đứng ngoài đường, dù là đường mòn.
Vị trí cổng ngõ không chỉ có ý nghĩa về mặt phong thủy mà gắn với nhiều phong tục của cư dân Việt. Cưới xin có lễ chạm ngõ. Ngược lại, đám rước dâu “chạy tang”, đôi lứa không hợp tuổi hay lỡ “ăn cơm trước kẻng” bị phát hiện… thì cô dâu không được đón về nhà chồng từ cổng trước mà phải đi ngõ sau!
Minh họa: Thủy Ngọc
Minh họa: Thủy Ngọc
Những gia đình, họ tộc giàu có làm nhà rường, nhà cổ thường xây dựng cổng ngõ bề thế bằng gỗ tốt chống chịu mưa nắng, mái lợp ngói, cửa cổng hai cánh, ngưỡng cửa liền khối, hoa văn uốn chạm trên nền chất liệu; mặt nền tiền-hậu giật tam cấp gọi là nhà ngõ.
Đối với những người yêu thích lối sống gần gũi thiên nhiên thì cổng trước được thiết kế cây xanh. Có khi là hai cây duối trồng cùng lúc, chăm tỉa đồng thời, cứ thế theo thời gian mà phát triển rất cân đối cho thân cây thẳng đứng, màu da bạc thếch cao quá đầu người lớn một đoạn rồi bắt uốn, cắt tỉa lá cành tạo dáng mái che quanh năm xanh lá, điểm hoa trắng, quả chín vàng rất đẹp. Có khi cứ theo bờ giậu râm bụt, chè tàu mà dưỡng thành cột vuông, cột tròn, phía đỉnh tạo dáng con công, con nai trông hệt nhau, đầu hướng ra đường chào khách. Với loại hình cổng cây xanh, ngày trước, hai cánh cửa chỉ đan bằng tre già, then cài vắt ngang bên trong. Sau này, thay bằng cánh cửa sắt, ổ khóa hẳn hoi.
Cái thời bê tông hóa lên ngôi, các gia đình “tầm tầm bậc trung” chuộng cách xây cổng ngõ vuông vức; cửa cổng bằng sắt hai cánh khép mở; cửa cổng một cánh đẩy lùa.
Những gia đình nghèo khó, neo đơn thì cổng ngõ chỉ gọi là. Có thể là hai gốc tre, cây gỗ tạp làm trụ ngõ giữ lấy tấm phên tre đan nan to, dày làm cánh. Có khi chỉ là một đọt tre héo khô còn nguyên cành vắt ngang hờ hững khi đêm xuống!
Khác với cổng trước, ngõ sau được thiết kế đơn giản, liền với bờ rào sau, không đặt nặng yếu tố thẩm mỹ hay tâm linh. Tuy thế, ngõ sau lại rất được việc. Ngõ sau nối với lối mòn mở ra cánh đồng làng, con sông dòng suối thuận tiện việc đồng áng. Các loại gia súc về chuồng bằng ngõ sau.
Ngày trước, ngõ sau là nơi đôi lứa hẹn hò, có bờ giậu cây xanh làm chứng. Cô con gái thẹn thùng trong ánh mắt chàng trai, bứt lá-hoa-cành nơi hàng rào, cho đôi bàn tay bớt động tác thừa. Ngõ sau, cô dâu mới về nhà chồng, thương cha nhớ mẹ lâu ngày chưa được về thăm, gửi nỗi niềm đọng lại câu ca: “Chiều chiều ra đứng ngõ sau/Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều”! Lắm khi, nhà bất ngờ có khách, người phụ nữ băng ngõ sau sang hàng xóm vay tiền, mượn gạo; trẻ con cầm chai chạy đi mua rượu thiếu nợ... 
Kể ra thì dài, lề thói xưa nay, nhà có nóc, sân vườn có cổng ngõ là vậy!
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

null