Công bố tác phẩm đoạt giải đặc biệt Giải báo chí Quốc gia năm 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong số 150 tác phẩm vào chung khảo, tác phẩm Việt Nam – Thời đại Hồ Chí Minh, Biên niên sử truyền hình đã được Hội đồng Giải báo chí Quốc gia chấm giải đặc biệt.

 Ông Hồ Quang Lợi thông tin tại buổi họp báo. Ảnh: P.Đ
Ông Hồ Quang Lợi thông tin tại buổi họp báo. Ảnh: P.Đ


Chiều 15.6, tại Hà Nội, Hội đồng giải báo chí Quốc gia tổ chức họp báo về Giải báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020. Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải báo chí Quốc gia Hồ Quang Lợi; Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam Trần Bá Dung chủ trì buổi họp báo.

Thông tin tại buổi họp báo, ông Hồ Quang Lợi cho biết, Giải báo chí quốc gia hằng năm là sự kiện lớn thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo giới cả nước, là giải thưởng cao quý nhất dành tặng cho các tác phẩm báo chí xuất sắc, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất hằng năm. Hội đồng Chung khảo Giải năm nay đã chấm 150 tác phẩm thuộc 11 loại giải báo chí, được lựa chọn từ 1.823 tác phẩm đủ điều kiện dự Giải theo quy định.

Theo ông Lợi, Giải năm nay có 114 đơn vị cấp hội và 190 tác giả không phải là hội viên (cộng tác viên), tham dự 11 loại giải; trong đó có 51 đơn vị Liên chi hội và Chi hội trực thuộc. Đặc biệt, năm nay có 63/63 Hội nhà báo tỉnh, thành phố tham dự. Điều này cho thấy các cấp Hội và hội viên trong cả nước đã ngày càng thật sự quan tâm đến Giải báo chí quốc gia.

Báo chí năm 2020 tiếp tục tham gia rất tích cực và hiệu quả vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhất là sai phạm trong công tác quản lý đất đai; Xử lí cán bộ sai phạm trong công tác cán bộ, bất cập trong giáo dục; nạn xã hội đen, tội phạm hoành hành, các loại tội phạm mới, nạn xâm hại trẻ em, vấn đề phòng chống thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ chế quản lý kinh tế.

Hội đồng Giải tiếp tục có cơ chế riêng đối với ảnh báo chí (tác giả gửi thẳng tác phẩm về Hội đồng Giải, không qua tuyển chọn ở cơ sở). Tuy nhiên, số tác giả và số lượng tác phẩm ảnh báo chí năm nay cũng vẫn chỉ đạt hơn 100 tác phẩm.


 

 Buổi họp báo chiều 15.6.
Buổi họp báo chiều 15.6.



Đánh giá chung của Hội đồng Giải cho rằng, các tác phẩm dự Giải năm nay có chất lượng khá đồng đều, giảm dần sự cách biệt lớn về chất lượng giữa các tác phẩm của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Nhiều bài có tính phát hiện tốt, phản ánh những vấn đề nóng bỏng, được dư luận quan tâm.

Nhiều tác phẩm truyền hình là bức tranh bao quát về mọi mặt của đất nước năm 2020, phong phú nội dung, đề tài, chất liệu sinh động, hình ảnh ấn tượng. Đề tài, kĩ thuật biên tập, quay phim đều tốt hơn so với năm ngoái. Tác phẩm Việt Nam – Thời đại Hồ Chí Minh, Biên niên sử truyền hình của báo Nhân Dân là một tác phẩm đặc biệt về nội dung và hình thức thể hiện, có số liệu chưa từng công bố, Hội đồng chung khảo đề nghị trao giải đặc biệt.

Quá trình chấm chung khảo được thực hiện đúng Điều lệ Giải và quy chế làm việc, thể thức bỏ phiếu của Hội đồng Giải. Trong số 150 tác phẩm vào chung khảo, Hội đồng đã chọn được: 1 giải đặc biệt, 9 Giải A, 25 giải B, 45 giải C, 32 giải khuyến khích.

Về giải đặc biệt, ông Lợi cho biết, tác phẩm Việt Nam – Thời đại Hồ Chí Minh, Biên niên sử truyền hình của Báo Nhân Dân đoạt giải đặc biệt. Đây là tác phẩm được chuẩn bị công phu, chất lượng và mất khoảng 4 năm thực hiện.

Do điều kiện vị dịch bệnh COVID-19, năm nay Lễ tổng kết và trao Giải báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020 không trao vào ngày 21.6 như hàng năm và sẽ được tổ chức trọng thể vào dịp Đại hội lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam.

 

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/cong-bo-tac-pham-doat-giai-dac-biet-giai-bao-chi-quoc-gia-nam-2020-920746.ldo

Theo Phạm Đông (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.