Con lai - Nỗi đau chưa qua: DNA - giải pháp cuối tìm cha

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hội Tình lai không biên giới tìm được gần như tất cả anh chị lai Việt - Mỹ còn ở Việt Nam và đã giúp không ít con lai có cơ hội tìm được cha (hoặc họ hàng cha) tại Mỹ bằng phương pháp thử DNA.
 
Anh Cường (bìa phải) đã tìm ra cha bằng phương pháp thử DNA cùng gia đình chuẩn bị sang Mỹ đoàn tụ
Tình lai không biên giới
Một thực tế đang diễn ra, có những người nắm tâm lý hàng trăm con lai Mỹ còn ở Việt Nam tha thiết tìm cha hoặc muốn định cư ở quê cha nên trục lợi bằng nhiều chiêu trò. Vì thế, khi tôi liên lạc với anh Jimmy A Miller (tên Việt Nam là Nhật Tùng), người sáng lập hội Tình lai không biên giới (TLKBG), nhằm tìm hiểu về hội và xin danh sách con lai còn ở Việt Nam, anh tỏ ra rất e dè. Sau nhiều lần thuyết phục, kể cả gửi “đề cương” viết bài của mình, anh mới đồng ý.
Theo anh Nhật Tùng, năm 2013, sau khi biết Lãnh sự quán Mỹ sẽ đóng cửa vĩnh viễn chương trình Amerasian Homecomming Atc (AHA), anh đã phát động chương trình DNA. Hội TLKBG “bắn phát pháo” đầu tiên giữ cánh cửa AHA kéo dài đến tận hôm nay. “Không cùng cha mẹ, nhưng khi họ là lai, dù da đen hay da trắng, chúng tôi đã coi nhau như anh em rồi. Chúng tôi may mắn được đến quê cha. Song khoảng hơn 400 anh chị em lai khác còn kẹt lại Việt Nam do không còn bằng chứng, giấy tờ để chứng minh con của người cha quốc tịch Mỹ. Vì thế, chỉ còn cách thử DNA mới có thể giúp họ”, anh Tùng chia sẻ.
 
Một người con lai đang nhờ người của Hội TLKBG hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ phỏng vấn. Ảnh: Quang Viên
Chị Minh Nguyệt, chị Tuyết Đào (Sóc Trăng), anh Việt Quốc (TP.HCM), và các chị Bùi Thị Loan, Huỳnh Ngọc Nga, Lê Thị Kim Thu (Đồng Nai)... đều là “tác phẩm” của mẹ Việt với cha quân nhân Mỹ trong chiến tranh, nhưng bây giờ không còn giấy tờ gì chứng minh. “Từ khi sinh ra đến nay, nhiều đứa con lai không biết mẹ là ai. Người còn mẹ thì bà cũng kể lại các chi tiết về người cha Mỹ rất mơ hồ, chắp nối. Nếu có chút giấy tờ, hình ảnh liên quan đến người cha, nhiều người mẹ đã đốt sạch. Chúng tôi chỉ còn cách cuối là kết quả thử DNA thành công và trông chờ việc kết nối với gia phả dòng họ cha”, chị Bùi Thị Loan buồn rầu tâm sự.
Nhờ Hội TLKBG giới thiệu, chúng tôi tiếp xúc được hàng chục anh chị em lai từ Đà Nẵng đến Bạc Liêu. Tất cả cho rằng: “Nếu không có chương trình thử DNA thì không còn hy vọng tìm được cha hay đến được Mỹ đoàn tụ với gia đình bên cha”.
Phép màu DNA
 
Chị Quỳnh Lê - Hội TLKBG - gặp gỡ để giúp những người con lai thử DNA. Ảnh: Q.L
Hiện nay, việc thử DNA cho những con lai ở Việt Nam được thực hiện bởi Hội TLKBG. Ngoài ra, Hội The Children of Vietnam War cũng tham gia. Riêng Hội TLKBG đã thử DNA hầu như toàn bộ số con lai còn ở Việt Nam. Anh Nhật Tùng tiết lộ: “Hơn 500 mẫu DNA của anh chị em lai được gửi qua Mỹ thử có hơn 400 mẫu cho kết quả là lai”.
Để lấy được mẫu thử DNA, người trong hội phải tìm mọi cách kết nối với những người con lai Việt - Mỹ đang sinh sống rải rác khắp nơi. Không ít lần người của hội phải lặn lội đến tận nơi những con lai sống ở các tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa để lấy mẫu thử DNA cho họ. “Chúng tôi làm không vụ lợi tiền bạc. Phần lớn hội phải tự bỏ tiền đi lại lấy mẫu DNA gửi sang Mỹ thử. Mỗi người con lai tìm được cha, được dòng họ là niềm vui của chúng tôi”, một người của Hội TLKBG chia sẻ.
Về quy trình thử DNA, anh Nhật Tùng cho biết: “Hội thử DNA tại hãng chính là FamilyTreeDNA.com và Ancestry.com. Hãng FamilyTreeDNA cho mình mua cái kit trước chỉ 10 USD để chuyển tay về Việt Nam lấy mẫu (Việt Nam không cho gửi đường bưu điện mẫu thử DNA đến Mỹ). Sau khi mang mẫu trở lại mới trả tiền xét nghiệm kết quả DNA trừ ra 10 USD đã trả trước đó. Trong khi Ancestry phải trả 100%, nên nếu xách tay về Việt Nam lỡ kit bị mất xem như mất trắng”.
 
Anh em con lai gặp gỡ chuẩn bị tiễn một người bạn lai đi Mỹ. Ảnh: Q.L
Theo tìm hiểu, hai hãng thử DNA trên có sự khác nhau. FamilyTreeDNA chỉ thử DNA để biết lai hay không lai. Bên Ancestry còn cho trồng cây gia phả để kết nối lại với nhau. Việc trồng cây gia phả phải trả tiền lệ phí hằng tháng là 20 USD. Tuy nhiên, cơ hội để tìm được cha và dòng họ bên cha nhờ Hãng Ancestry lớn hơn. “Các anh chị lai thử DNA, tìm được cha tùy thuộc vào cha của họ, hoặc người trong gia đình bên cha có thử DNA với hãng đó hay không. Ngoài ra, còn xét tới mức độ bà con gần hay xa, và người bà con gần đã trùng DNA với họ có chịu giúp hay không. Nếu kết quả DNA không trùng DNA của cha, hoặc những người gần nhất trong dòng họ thì phải trồng cây gia phả để tìm người cha. Trồng cây gia phả có thể mất một vài giờ, nhưng nhiều khi mất cả trăm giờ mới tìm được DNA trùng một người. Cho nên, nếu ai đã thử DNA thì hãy kiên nhẫn chờ”, một người giúp thử DNA cho con lai chia sẻ.
Hội TLKBG cho biết, nhiều trường hợp thử DNA, họ đã kết nối thành công nhiều người con lai với cha ruột, anh em cùng cha khác mẹ, hoặc người thân bên cha. Khi đang thực hiện bài viết này thì chị Viễn (Quảng Ngãi), anh Sơn (Đà Nẵng) vui mừng cho biết họ vừa tìm được cha nhờ kết quả thử DNA. Vậy là phép màu đã đến với họ.
Trồng cây gia phả để tìm cha

Gần khoảng 150 cây gia phả của anh chị em lai ở Việt Nam được trồng lên để tìm cha trong website của Hãng Ancestry. Khoảng 100 người đã tìm ra hoặc biết đến cha, anh chị em, ông bà nội hay họ hàng tại Mỹ. Nếu anh chị em lai muốn thử DNA tìm cha thì nên mua DNA kit để thử với Hãng Ancestry. Hãng này nhiều người Mỹ đã thử, có nhiều hồ sơ lưu trữ, giúp dễ tìm được cha và họ hàng hơn. Ngoài ra, cũng có thể tải RAW DNA từ Ancestry về upload vào Hãng Familytree DNA, myheritage DNA mà khỏi phải tốn tiền mua thêm kit nữa.

Thử DNA miễn phí cho con lai

Hội TLKBG (Amerasians Without Borders - gọi tắt là AWB) là tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở chính tại Spokane, Washington, Mỹ. Bắt đầu từ dịp lễ Tạ ơn năm 2013, hội đã thực hiện chương trình thử DNA miễn phí cho con lai. Chương trình ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng của hàng trăm con lai còn ở Việt Nam (chủ yếu từ Thừa Thiên-Huế đến Cà Mau). Một người sinh sống tại TP.HCM, từng tham gia Hội TLKBG, cho biết: “Khi biết chương trình DNA, hàng trăm anh chị em lai đã xôn xao tập hợp về Sài Gòn. Hầu hết họ rất nghèo khổ. Nhiều người chúng tôi phải lo tiền xe, tiền ăn ở... mới giúp họ có điều kiện gặp gỡ, trao đổi, sau đó làm thủ tục thử DNA”.

Quang Viên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Cẩn trọng với giấc mơ hóa 'thiên nga': Phẫu thuật thẩm mỹ tay ngang

Cẩn trọng với giấc mơ hóa 'thiên nga': Phẫu thuật thẩm mỹ tay ngang

Nhu cầu làm đẹp là chính đáng nhưng phải chọn bác sĩ, cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, làm đẹp một cách thận trọng, tỉnh táo. Đã có nhiều sự cố y khoa từ những ca phẫu thuật thẩm mỹ tại các cơ sở hành nghề “chui”, dưới tay bác sĩ “chui” khiến người thì bỏ mạng, người thì tiền mất tật mang.