Cơn khát tài nguyên biển châm ngòi thế chiến?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các dự án thăm dò khai thác dưới đáy biển của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có thể được chuyển đổi để ứng dụng trong lĩnh vực quân sự
Tài nguyên của trái đất từ lâu đã là tác nhân gây ra xung đột vũ trang, như dầu, nước hoặc thực phẩm. Tuy nhiên, trong những thập kỷ tới, xung đột về tài nguyên có thể gia tăng dưới biển do tiềm năng khai thác tài nguyên và giám sát quân sự dưới đáy đại dương. Nằm rải rác dưới đáy biển là các hợp chất có chứa những nguyên tố đất hiếm vốn được sử dụng để sản xuất điện thoại thông minh, xe điện, thuốc, tên lửa và phục vụ trong nhiều lĩnh vực công nghệ khác.
Không ít quốc gia và công ty đang gửi tàu thăm dò dưới đáy biển để đánh giá liệu việc khai thác dưới biển sâu có khả thi về mặt thương mại hay không. Theo GS Neville Exon, chuyên về khoa học địa chất và trầm tích tại Trường ĐH Quốc gia Úc, cho đến nay có hai địa điểm khả thi về mặt thương mại để khai thác các nguyên tố đất hiếm là khu vực ngoài khơi bờ biển phía Nam Ấn Độ và phía Đông Bắc Thái Bình Dương ở độ sâu lên tới 5.000 m.
 
Các thủy thủ Mỹ hạ thủy thiết bị thăm dò tự hành dưới đáy biển trong cuộc diễn tập gần TP Panama, bang Florida - Mỹ. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ
Ông Manabrata Guha, một nhà nghiên cứu về lý thuyết chiến tranh tại Học viện Quốc phòng Úc, nói với đài ABC (Úc) rằng bất kỳ dự án thăm dò khai thác biển sâu của nước nào cũng đều có thể được chuyển đổi để ứng dụng quân sự. Về mặt lý thuyết, điều này có thể xảy ra nếu tài liệu thăm dò của một công ty nào đó, như bản đồ địa hình hoặc bản đồ nhiệt dưới đáy biển, được dùng để hỗ trợ quân đội.
Hiện tại, bất kỳ lực lượng quân đội nào cũng dễ bị thiệt hại dưới đáy đại dương bởi sự hạn chế thông tin về môi trường này. Hiện chỉ có 9% đáy đại dương được lập bản đồ với độ phân giải cao, thấp hơn nhiều so với khoảng 99% bề mặt sao Hỏa. Sự thiếu sót thông tin dưới đáy biển là "điểm mù" gây trở ngại cho các nhà khai thác biển sâu và nhà chiến lược quân sự. Vụ việc từng gây chú ý là vào năm 2005, khi đó, một tàu ngầm của Mỹ đâm vào ngọn núi dưới đáy biển ở độ sâu khoảng 160 m.
Trong khi Thái Bình Dương được xem là vùng biển có tiềm năng khai thác cao nhất thì đây cũng là nơi chứng kiến căng thẳng địa chính trị nhiều nhất trong thế kỷ này: sự trỗi dậy của Trung Quốc và phản ứng của Mỹ. Ông Leszek Buszynski, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc phòng của Trường ĐH quốc gia Úc, cho biết căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đã diễn ra ở phía Tây Thái Bình Dương, liên quan đến yêu sách lãnh thổ phi lý của Trung Quốc ở biển Đông. Theo ông Buszynski, những nỗ lực của Trung Quốc ở biển Đông cho thấy "mục tiêu dài hạn" là nhằm làm giảm ưu thế của quân đội Mỹ ở phía Tây Thái Bình Dương.
Trong khi đó, ông Guha nhận định sự hiểu biết rõ về đáy đại dương ở biển Đông có thể giúp Mỹ chống lại những nỗ lực của Trung Quốc và hỗ trợ cho chiến lược "kiểu phô mai Thụy Sĩ" của Washington. (Những vết lõm trên phô mai Thụy Sĩ tượng trưng cho những điểm yếu tiềm năng trong hệ thống phòng thủ quân sự của đối phương mà Mỹ có thể khai thác). Đưa ra ví dụ về quân sự, ông Guha chỉ ra việc Mỹ có khả năng triển khai các cảm biến dưới đáy biển ở eo biển Malacca, tuyến hàng hải giữa Malaysia và Indonesia khá quan trọng đối với thương mại quốc tế, để theo dõi các hoạt động của hải quân Trung Quốc.
Ngược lại, Trung Quốc có thể làm điều tương tự với các tàu phương Tây ở biển Đông. Ông Guha nói thêm bất kỳ quân đội nước nào nắm giữ thông tin đáng kể về đáy biển đều có thể vũ khí hóa thông tin của họ bằng cách cố ý công bố bản đồ hoặc hình ảnh nhiệt sai lệch với mục đích phá hoại chiến lược biển sâu của kẻ thù. 
Xuân Mai (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.