Còn đó nỗi lo bánh kẹo kém chất lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhà chị bạn tôi ở xã Ia Vê (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai). Chị kể, mỗi lần các con thích ăn bánh kẹo, chị thường đưa tới cửa hàng tạp hóa để chọn mua. Dù hầu hết các cửa hàng đều bán bánh kẹo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và còn hạn sử dụng nhưng chị vẫn lấn cấn chuyện hàng giả, hàng kém chất lượng. Mục đích đi mua hàng cùng con là để tránh các loại bánh không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng; đồng thời hướng dẫn cho con cách nhận biết, lựa chọn hàng hóa.

Không chỉ riêng người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa lo ngại bánh kẹo kém chất lượng mà đây cũng là tâm lý chung của người dân trong tỉnh. Tại TP. Pleiku, nhiều người bạn và hàng xóm của tôi cũng kiểm soát rất chặt chẽ việc mua bánh kẹo, trái cây cho các con.

Theo giải thích của mọi người, hiện nay, nhiều loại bánh kẹo được bán theo ký tràn lan trên mạng xã hội, tại một số cửa hàng, chợ dân sinh. Điều này vô hình trung khiến người mua không yên tâm vì không rõ được nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và hạn sử dụng. Bên cạnh đó, không thể loại trừ trường hợp người bán vì hám lợi trước mắt mà có thể nhập về những mặt hàng kém chất lượng với giá rẻ rồi trộn vào bánh kẹo có chất lượng bán nhằm kiếm lời.

Trên thực tế, tâm lý lo ngại mua phải bánh kẹo kém chất lượng, không rõ nguồn gốc của người tiêu dùng là có căn cứ. Trong quý I-2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã xử lý hành chính 76 vụ việc. Trong số này, có 11 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, bị phạt 97 triệu đồng, tịch thu 360 kg hạt trân châu, 110 kg táo khô, 3.491 cái bánh, 1.520 viên kẹo, 45 chai rượu ST Remy nhập lậu; buộc tiêu hủy 612 kg thực phẩm tươi sống các loại… Các vụ vi phạm chủ yếu là bánh kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Theo các chuyên gia, các loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có nhiều phẩm màu sẽ tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, các loại trái cây khô, các loại mứt bán theo ký, muốn để được lâu thường sử dụng các chất phụ gia thực phẩm như đường hóa học, phẩm màu, chống mốc. Khi ăn nhiều bánh kẹo có chứa phụ gia không đảm bảo có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc hoặc về lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Do đó, ngành chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm, trong đó có mặt hàng bánh kẹo. Bên cạnh đó, người tiêu dùng khi mua cũng cần lựa chọn tại những địa chỉ uy tín và tìm hiểu kỹ thông tin trên bao bì, nhãn mác để tránh mua phải bánh kẹo không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.