"Cơ sở để kéo dài lịch sử Việt Nam về phía trước"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 2 ngày vừa thảo luận và đi tham quan trực tiếp khu di tích khảo cổ ở thị xã An Khê (ngày 31-10 và 1-11), các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học cũng như các cấp quản lý đã có một cái nhìn tổng quan về thời đại đá cũ ở Việt Nam trong bối cảnh quốc tế. Từ đó đi đến khẳng định di tích khảo cổ An Khê đã góp phần bổ sung tư liệu mới vào bản đồ phân bố sự xuất hiện và tiến hóa loài người trên thế giới.

Phát hiện làm thay đổi lịch sử

Năm 2014, các di tích thời đại đá cũ ở An Khê được phát hiện, gồm 5 địa điểm: Gò Đá, Rộc Tưng, Rộc Gáo, Rộc Lớn và Rộc Hương. Đến năm 2016 đã phát hiện mới 16 địa điểm, nâng tổng số lên 21 địa điểm. Trong 2 năm khai quật, các nhà khảo cổ đã thu thập hoặc thám sát ở 5 địa điểm vùng An Khê được 415 hiện vật đá gồm các chopper, chopping, uniface, con dao, cái nạo, song tiêu biểu nhất là công cụ hình khối tam diện, ghè hai mặt và rìu tay được gia công với trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ cao, mang đặc trưng cho công cụ giai đoạn tối cổ của nhân loại-sơ kỳ thời đại đá cũ.

 

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang tặng quà cho GS.VS. Anatoly P.Derevianko-Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga. Ảnh: P.L
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang tặng quà cho GS.VS. Anatoly P.Derevianko-Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga. Ảnh: P.L

Tổ hợp công cụ đá An Khê được nhận định là khác và cổ hơn sưu tập sơ kỳ đá cũ hiện biết ở Việt Nam là Núi Đọ (Thanh Hóa) và Xuân Lộc (Đồng Nai), đồng thời có nét gần với sưu tập sơ kỳ đá cũ ở huyện Bách Sắc (Quảng Tây, Trung Quốc) có niên đại 80 vạn năm. Tại Hội thảo Khoa học quốc tế thời đại đá cũ ở Việt Nam trong bối cảnh khu vực được tổ chức tại Gia Lai vừa qua, TS. Nguyễn Gia Đối đã khẳng định: “Các phát hiện di tích sơ kỳ đá cũ ở An Khê là bằng chứng khẳng định thượng lưu sông Ba, vùng An Khê là địa bàn sinh sống của cộng đồng cư dân cổ cách đây khoảng trên dưới 80 vạn năm. Đây cũng tạm thời được xem như là mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam”. Không chỉ vậy, TS. Nguyễn Gia Đối còn chỉ ra rằng, các phát hiện di tích sơ kỳ đá cũ An Khê đã bác bỏ quan điểm đối lập về văn hóa giữa phương Đông (bảo thủ, trì trệ, lạc hậu và hầu như không có đóng góp gì cho nhân loại) và phương Tây (tiến bộ, năng động).

PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử-Viện Khảo cổ học, người đã rất tâm huyết và gắn bó với di tích đá cũ An Khê cũng nhận định: “Những phát hiện kỹ nghệ đá cũ An Khê đã làm thay đổi nhận thức chung về lịch sử vùng đất này, cũng như những hình dung xưa này về đời sống tổ tiên chúng ta. Con người xuất hiện lúc nào thì lịch sử bắt đầu từ đó. Lâu nay, chúng ta lấy thời điểm xuất hiện người đứng thẳng ở Thẩm Khuyên và Thẩm Hai (Lạng Sơn) cách đây 0,5 triệu năm làm mốc mở đầu cho lịch sử Việt Nam, thì nay, với phát hiện di tích đá cũ An Khê, chúng ta đã có cơ sở kéo dài hơn lịch sử Việt Nam về phía trước”.

Xây dựng điểm đến thú vị trong tương lai

Trong thời gian một ngày, các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ đến từ Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã đến tham quan di tích Rộc Tưng và Gò Đá (thị xã An Khê) và các hiện vật đá được trưng bày tại Bảo tàng thị xã An Khê. Ông Nguyễn Xuân Thanh-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, nơi có Hang Con Moong vừa được xếp hạng di tích quốc gia, đặc biệt tỏ ra rất ngạc nhiên và thích thú khi đến tham quan khu di tích đá cũ ở An Khê. Ông Thanh bày tỏ: “Đây thực sự là một phát hiện quan trọng không chỉ đối với An Khê, với tỉnh Gia Lai, khu vực Tây Nguyên mà còn đối với đất nước và cả thế giới. Qua những hiện vật được tìm thấy có thể khẳng định nơi đây cũng là một trong những cái nôi của loài người trên trái đất”.

 

Các hiện vật đá khai quật được trưng bày tại Bảo tàng thị xã An Khê. Ảnh: P.L
Các hiện vật đá khai quật được trưng bày tại Bảo tàng thị xã An Khê. Ảnh: P.L

Mặc dù những gì thu được từ di tích đá cũ An Khê chỉ mới là kết quả ban đầu, còn cần phải thêm những kiểm chứng bằng các phương pháp khoa học khác nhưng di tích đá cũ An Khê hiện vẫn đang có một vị trí hết sức quan trọng về mặt lịch sử, văn hóa, mang tầm vóc nhân loại. GS.TS Phạm Văn Đức-Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng cho biết: “Công cuộc khai quật nghiên cứu còn đang tiến hành nhưng những tư liệu thu được bước đầu có giá trị quan trọng cho việc biên soạn lịch sử quốc gia, làm cơ sở cho việc trưng bày tại các bảo tàng, hướng tới xây dựng vùng An Khê thành trung tâm nghiên cứu lịch sử văn hóa nhân loại ở tầm quốc gia và quốc tế”.

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch-Bí thư Thị ủy An Khê chia sẻ: “Chúng tôi rất tự hào khi di tích đá cũ An Khê được phát hiện ngay trên địa phương mình. Từ nay đến năm 2019, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ các nhà khảo cổ, nhà nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, UBND tỉnh nhằm mở rộng phạm vi khai quật, nghiên cứu. Đồng thời tiến hành làm các thủ tục quản lý, bảo tồn diện tích đất có di tích này. Lộ trình tiếp theo chúng tôi sẽ làm các thủ tục cần thiết để di tích đá cũ An Khê được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt, từ đó có hướng để bảo tồn, gìn giữ, phát triển xứng tầm. Cùng với quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo, tôi hy vọng di tích đá cũ An Khê sẽ trở thành một điểm đến thú vị, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là du lịch cho thị xã nói riêng và Gia Lai nói chung”.

Phương Linh
--------------------------------
* Bài viết có tham khảo một số tham luận, tài liệu của GS.TS Phạm Văn Đức-Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Giang Hải-Viện trưởng Viện Khảo cổ học; PGS.TS Trần Đình Sử, PGS.TS. Phạm Đức Mạnh; TS. Nguyễn Gia Đối.

Có thể bạn quan tâm

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.