Cổ phần hóa doanh nghiệp: Chậm tiến độ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo Kế hoạch số 1302/SKHĐT-ĐKKD của Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai về việc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đến tháng 4-2016 phải làm xong 3 đơn vị là: Công ty TNHH một thành viên Chè Bàu Cạn, Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai và Công ty TNHH một thành viên Chè Biển Hồ. Tuy nhiên cho đến nay, tiến độ cổ phần hóa 3 đơn vị này vẫn còn đang ở những bước đầu tiên.

 Mùa thu hoạch tại Công ty Chè Bàu Cạn. Ảnh: H.D
Mùa thu hoạch tại Công ty Chè Bàu Cạn. Ảnh: H.D

Trong số 3 doanh nghiệp kể trên, tiến độ cổ phần hóa của Công ty TNHH một thành viên Chè Biển Hồ được so sánh với tốc độ “rùa bò”. Sau việc tạm đình chỉ chức vụ Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Chè Biển Hồ đối với ông Nguyễn Quốc Huynh theo Quyết định số 250/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh do không nghiêm túc trong việc thực hiện các chỉ đạo của UBND tỉnh về việc xây dựng đề án sắp xếp doanh nghiệp, phương án sử dụng đất để xác định giá trị doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp theo đúng tiến độ quy định, tới nay, Công ty hầu như chưa có động thái gì đáng kể. Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp chưa được tổ chức thẩm định do chưa phê duyệt phương án sử dụng đất. Phương án sử dụng lao động cũng chưa xây dựng xong. Phương án cổ phần hóa cũng chưa xây dựng. Tuy nhiên, hiện danh sách đăng ký tham gia làm nhà đầu tư chiến lược đã được chốt và đang được xem xét lựa chọn để trình UBND tỉnh phê duyệt. “Việc hoàn thành cổ phần hóa đối với đơn vị này dự kiến còn rất lâu”-ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cổ phần hóa cho biết.

Đối với Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai thì tiến độ cổ phần hóa hơi chậm bởi nhiều lý do. “Tới thời điểm này, hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp vẫn chưa được tổ chức thẩm định vì chưa phê duyệt phương án sử dụng đất. Diện tích cà phê đơn vị quản lý nằm trên 3 huyện là Chư Prông, Chư Sê, Chư Pah. Khi có thông báo sẽ cổ phần hóa công ty, các địa phương đã đề nghị xin một số diện tích đất để phục vụ cho chương trình xây dựng nông thôn mới, do vậy đơn vị phải điều chỉnh lại theo phương án sử dụng đất mới. Hiện phương án sử dụng đất đã gửi lên UBND tỉnh và chờ phê duyệt”-ông Võ Ngọc Hiếu-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai cho biết. Ông Hiếu cho biết thêm, theo đề án, dù là công ty cũ hay công ty đã cổ phần hóa thì quyền lợi và chế độ của người lao động vẫn luôn được đảm bảo, nhất là ưu tiên cho lao động người dân tộc thiểu số (sản lượng khoán sẽ thấp hơn so với lao động người Kinh khoảng 20-30%). Riêng hơn 500 ha cà phê tại huyện Chư Pah đang kém hiệu quả sẽ phải trồng tái canh và trong đề án cũng nêu rõ sẽ ưu tiên cho những lao động đang phụ trách hoặc con em của họ, bởi họ là những người đã gắn bó với Công ty rất lâu năm.

Làm tốt nhất trong 3 đơn vị là Công ty TNHH một thành viên Chè Bàu Cạn. Hiện Công ty đã phê duyệt xong giá trị doanh nghiệp với tổng giá trị thực tế khoảng 166,52 tỷ đồng. Về phương án sử dụng đất, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có tờ trình đề nghị phê duyệt đề án sắp xếp công ty. Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã tổ chức thẩm định phương án sử dụng đất và trình UBND tỉnh phê duyệt. Phương án sử dụng đất sẽ được phê duyệt sau khi có quyết định phê duyệt đề án. Tổng số lao động của Công ty đến thời điểm cổ phần hóa là 337 người (không kể số lao động nhận khoán là 436 người) và số lao động chuyển sang công ty cổ phần là 332 lao động, còn số lao động nhận khoán sẽ tiếp tục được giao khoán. Hiện tại, đơn vị tư vấn đã hoàn thiện các nội dung về phương án cổ phần hóa, tuy nhiên, do chưa được phê duyệt phương án sử dụng đất nên chưa có cơ sở trình duyệt. Theo đó, vốn điều lệ của Công ty gần 121,57 tỷ đồng (bằng 100% vốn nhà nước đang có tại doanh nghiệp), tương đương 12.157.000 cổ phần. Giá khởi điểm dự kiến 10.000 đồng/cổ phần. Vấn đề lựa chọn nhà đầu tư chiến lược hiện cũng đã chốt danh sách tham gia và Ban Chỉ đạo cổ phần hóa đang xem xét lựa chọn để trình UBND tỉnh phê duyệt.

Nhận định về vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp, ông Hồ Phước Thành cho biết: “Không chỉ Gia Lai mà nhiều địa phương khác cũng bị chậm tiến độ. Bởi đối với doanh nghiệp nào mà việc cổ phần hóa có liên quan tới đất đai, tới người lao động đều phải được làm cẩn trọng, không thể chạy theo tiến độ để tránh sai sót và kiện tụng về sau. Việc kêu gọi các cổ đông chiến lược tham gia vào cổ phần hóa các doanh nghiệp cũng không khó, thậm chí có doanh nghiệp nhận được sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp bên ngoài”.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là việc cần thiết và phù hợp với sự phát triển chung. Tuy nhiên, bên cạnh việc đảm bảo đúng tiến độ thì còn phải đảm bảo chất lượng doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Có như vậy, cổ phần hóa mới thực sự đạt hiệu quả và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).