Cô gái dân tộc Nùng vừa làm MC, vừa làm nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Dù đang là MC với mức lương đáng mơ ước, Bích Phượng vẫn quyết định dừng công việc tại nhà đài để về quê cùng gia đình khởi nghiệp.

Hoàng Thị Bích Phượng (27 tuổi) là người dân tộc Nùng, quê ở Hữu Lũng, Lạng Sơn. Cô tốt nghiệp chuyên ngành Hàn Quốc học, Khoa Đông Phương học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, sau đó công tác tại kênh VTC16, VTC14 với vị trí MC. Ngoài ra, Bích Phượng còn thử sức ở lĩnh vực điện ảnh trong vai trò diễn viên tự do.

Cô gái dân tộc Nùng vừa làm MC, vừa làm nông dân ảnh 1

Bích Phượng khi làm MC và làm nông dân. Ảnh: NVCC

Ở tuổi 25, cô gái trẻ người Nùng khiến bạn bè ngỡ ngàng khi nghỉ việc MC để về mảnh đất quê hương, một bản làng vùng 3 khó khăn của Lạng Sơn, khởi nghiệp cùng gia đình.

"Đôi khi mình cũng nhớ lắm những sáng bận rộn ở trường quay, những hôm thức khuya viết kịch bản, những ngày dầm mưa dãi nắng làm phóng sự... Ngày quyết định tạm nghỉ công việc mà phần lớn người dân chỗ mình gọi là "công việc trong mơ" về quê làm một cô nông dân chính hiệu, có lúc mình cũng lo ngại về những bấp bênh sắp tới. Nhưng mình vẫn hạnh phúc với ruộng đồng, nơi có những bãi ngô (bắp) xanh ngút đưa mình đến tự do với niềm đam mê nông sản sạch. Mình có thể thực hiện thêm những hoài bão còn dang dở với tình yêu nông sản trên quê hương bằng một trái tim nhiệt huyết, luôn muốn làm mới bản thân của tuổi trẻ", Phượng chia sẻ.

Phượng cho biết cô từng đau đáu khi ruộng đồng rất nhiều lại bỏ không, xung quanh có biết bao loại cây có thể khai thác và đem lại giá trị cao. Cô cùng gia đình, hợp tác xã dựa vào nhau để phát triển quê hương bằng cách trồng ngô bản địa, hỗ trợ canh tác, bao tiêu đầu ra. Dù Phượng và chị gái không học ngành nông nghiệp nhưng sinh ra trong gia đình thuần nông nên đều hiểu biết ít nhiều về đặc tính của cây ngô. Từ đó, Mì Ngô Vietnam Napro ra đời với mục tiêu sản xuất những sợi mì làm từ ngô đầy đủ chất dinh dưỡng.

Suốt hơn một năm, Phượng cùng gia đình trải qua rất nhiều khó khăn để làm ra được sợi mì thuần chay hoàn hảo với nguyên liệu là ngô không biến đổi gien. "Tiêu tốn hàng tấn ngô, mâu thuẫn nảy sinh và mọi thứ lên đến đỉnh điểm khi bố mình phải nằm viện vì đứt gân bàn tay, những người đến phụ việc cũng bị thương. Gia đình đầu tư máy móc lên đến hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn chưa thực sự thành công, tốn thời gian lẫn tiền bạc khiến mình cảm thấy bất lực, nghi ngờ quyết định của chính mình", cô gái trẻ bộc bạch.

Đến tháng 8.2021, những nỗ lực của Phượng và người thân đã được đền đáp khi mì ngô phiên bản hoàn thiện ra mắt.

Tháng 11.2022, Bích Phượng nhận được lời mời trở lại nhà đài, tiếp tục công việc MC truyền hình. Cô nói: "Mình mong muốn được góp sức cho kênh truyền hình riêng biệt về nông nghiệp của VN ".

Link bài gốc: https://thanhnien.vn/co-gai-dan-toc-nung-vua-lam-mc-vua-lam-nong-dan-185230514005343718.htm

Có thể bạn quan tâm

Vũ Hoàng Gia Bảo kể chuyện bằng cocktail

Vũ Hoàng Gia Bảo kể chuyện bằng cocktail

(GLO)- Bạn trẻ người Gia Lai Vũ Hoàng Gia Bảo (Bartender trưởng của Siixsen Cocktail & Clubbing tại 14 Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku) vừa xuất sắc lọt vào chung kết World Class Vietnam 2023-cuộc thi vinh danh các bartender (người pha chế) tài năng và sáng tạo toàn cầu. Tuy không giành được ngôi vị cao nhất cuộc thi nhưng bartender 9X đã mang đến câu chuyện đầy cảm hứng về văn hóa Tây Nguyên thông qua cocktail-thức uống được mệnh danh là “tuyệt tác của sự sáng tạo”.
Sinh viên làm trà thảo mộc tiêu độc

Sinh viên làm trà thảo mộc tiêu độc

Nhóm gồm 5 sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, là Phùng Võ Duy Khang, Phạm Thị Hương Giang, Nguyễn Phùng Thanh Ngân, Nguyễn Cao Thiên và Huỳnh Đông Hồ, sáng tạo và cho ra đời loại trà thảo mộc hòa tan tiêu độc.
'Biến' mít non thành... thịt

'Biến' mít non thành... thịt

Mong muốn nâng tầm giá trị nông sản, chị Cao Thị Cẩm Nhung (36 tuổi, TP.Ngã Bảy, Hậu Giang) tận dụng những phần tưởng chừng bỏ đi như mít non, xơ mít, hột mít, cùi mít để làm thành "thịt" thực vật và nhiều sản phẩm ăn vặt.
Nữ giám đốc 9x

Nữ giám đốc 9x

Trẻ trung, năng động, nhanh nhẹn, Lê Thị Khánh Ly (thôn Trung Nghĩa Đông, xã Kroong, thành phố Kon Tum) đã tự thân lập nghiệp khi mới 23 tuổi và mạnh dạn tìm lối đi riêng cho chính mình.
Lê Hữu Trường làm giàu từ trồng hoa, cây cảnh

Lê Hữu Trường làm giàu từ trồng hoa, cây cảnh

(GLO)- Với năng khiếu tạo hình cho cây cảnh cùng kiến thức tích lũy được từ giảng đường đại học, kỹ sư nông nghiệp Lê Hữu Trường (thôn Hòa Lộc, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh) đã xây dựng thành công mô hình trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nữ doanh nhân thành công với thương hiệu Linh Lăng trà

Nữ doanh nhân thành công với thương hiệu Linh Lăng trà

(GLO)- Từ nấm linh chi, đinh lăng, quả dâu tằm và cây lạc tiên, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ) đã chế biến thành sản phẩm trà hòa tan, tốt cho sức khỏe. Sản phẩm Linh Lăng trà đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2022.

Bác sĩ trẻ 'ngàn like'

Bác sĩ trẻ 'ngàn like'

Sinh ra, lớn lên tại một làng quê còn nhiều khó khăn ở Cư Jút, Đắk Nông, chàng trai trẻ Huỳnh Lê Thái Bão (SN 1994) đã có một hành trình nỗ lực không ngừng nghỉ trở thành bác sĩ truyền cảm hứng, lan tỏa giá trị tích cực cho cộng đồng thông qua việc sáng lập dự án Hệ sinh thái Y khoa online đa nền tảng, thu hút 150.000 sinh viên, y, bác sĩ với hàng triệu lượt truy cập.
Đồng hành cùng thanh niên Gia Lai lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên Gia Lai lập nghiệp

(GLO)- Các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, câu lạc bộ (CLB) thanh niên phát triển kinh tế liên tiếp được thành lập, góp phần tạo việc làm và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp cho người trẻ. Để các mô hình kinh tế tập thể của thanh niên hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững vẫn cần thêm sự quan tâm tạo điều kiện và giải pháp hỗ trợ.
Những tỷ phú nông dân

Những tỷ phú nông dân

Ở thủ phủ chăn nuôi heo lớn nhất miền Trung (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) xuất hiện thêm nhiều nông dân tiêu biểu với cơ ngơi lên đến hàng tỷ đồng.
Điểm tựa khởi nghiệp

Điểm tựa khởi nghiệp

(GLO)- Chưa khi nào 2 từ “khởi nghiệp” lại được giới trẻ nhắc đến nhiều như hiện nay. Đó là khát khao khẳng định bản thân một cách chân chính, cần được hỗ trợ tối đa để hiện thực hóa. Tuy nhiên, theo một thống kê gần đây, cứ khoảng 100 người khởi nghiệp thì có tới 80% đứng trước nguy cơ giải thể trong 2 năm đầu hoạt động. Nguyên nhân lớn nhất được nhận diện là thiếu kiến thức về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu vốn và kinh nghiệm thực tế trong môi trường kinh doanh.