Nữ doanh nhân thành công với thương hiệu Linh Lăng trà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ nấm linh chi, đinh lăng, quả dâu tằm và cây lạc tiên, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ) đã chế biến thành sản phẩm trà hòa tan, tốt cho sức khỏe. Sản phẩm Linh Lăng trà đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2022.

Năm 2012, sau khi tốt nghiệp Khoa Công nghệ sinh học Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, chị Nguyễn Thị Thu Trang đi làm cho một số công ty trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chuyên nghiên cứu nhân giống cây dược liệu; sản xuất, chế biến trà từ dược liệu. Trong quá trình làm việc, nhận thấy tiềm năng của cây dược liệu, chị đã áp dụng kiến thức, kinh nghiệm trồng, chế biến một số loại thảo dược. Những năm 2014-2017, chị cùng bạn bè thuê hơn 1 ha đất tại TP. Pleiku trồng đinh lăng và nấm linh chi.

“Ban đầu, chúng tôi ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho một công ty dược ở Hà Nội. Đến năm 2018, công ty ngừng thu mua. Từ nguồn nguyên liệu sẵn có, chúng tôi kết hợp với quả dâu tằm, cây lạc tiên chiết xuất thành trà hòa tan để cung ứng ra thị trường”-chị Trang chia sẻ.

Theo chị Trang, linh chi là loại dược liệu quý chứa các hợp chất, nhiều nguyên tố vi lượng giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, giảm viêm và dị ứng; còn đinh lăng được ví là “nhân sâm của người nghèo” có tác dụng bổ khí, lợi sữa, tăng lực và chống stress; quả dâu tằm, cây lạc tiên thì giúp giải nhiệt, an thần. Các loại dược liệu này kết hợp với liều lượng phù hợp sẽ đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: giúp ngủ ngon, giải độc gan, ổn định huyết áp, giảm mỡ máu.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang giới thiệu sản phẩm Linh Lăng trà. Ảnh: Ngọc Minh

Chị Nguyễn Thị Thu Trang giới thiệu sản phẩm Linh Lăng trà. Ảnh: Ngọc Minh

Được khách hàng đón nhận, đánh giá cao sản phẩm Linh Lăng trà, đầu năm 2022, chị Trang thành lập Công ty TNHH Dược thảo LiLa và đầu tư hơn 280 triệu đồng mua sắm nồi nấu cao-chiết xuất tinh dầu, nồi cô cao; một số máy sấy, trộn, ép dược liệu, đóng gói, đóng nhãn và xây dựng cơ sở sản xuất tại thôn Tân Phong.

Nói về quy trình sản xuất Linh Lăng trà hòa tan, chị Trang cho biết: Cây dược liệu khi thu hoạch phải đảm bảo chất lượng, sạch sẽ; sau đó đem hong phơi trong mát, rồi bỏ vào máy sấy sơ để hạ độ ẩm. Nguyên liệu phải được bảo quản trong bao ni lông buộc kín. Khi sản xuất, nguyên liệu được cắt nhỏ, rửa sạch, bỏ vào nồi nấu ở nhiệt độ 95-110 độ C trong thời gian 6-8 giờ nhằm trích ly với nước, thu dịch chiết; đồng thời lọc qua màng lọc loại bỏ bã dược liệu. Dịch chiết được đưa qua hệ thống cô cao với nhiệt độ 90-100 độ C trong thời gian 12-16 giờ đến khi cao đặc, sánh dẻo (độ ẩm khoảng 25%). Kế tiếp, cao dược liệu đạt chất lượng đem đi phối trộn với đường lactose bằng máy trộn đến khi hòa quyện với nhau sẽ đem đi xát trên rây để tạo viên cốm. Cuối cùng, viên cốm dược liệu được sấy, rửa nhiều lần ra thành phẩm trà. Khi sử dụng, người dùng chỉ cần hòa tan vào nước ấm sẽ được ly trà thơm ngon với nhiều dược chất tốt cho sức khỏe.

“Hiện Công ty đóng cốm dược liệu thành gói loại 100 gram và hộp 200 gram, giá bán 100-210 ngàn đồng/gói, hộp. Doanh thu của Công ty đạt 30-40 triệu đồng/tháng và tạo việc làm cho 3-5 lao động địa phương với tiền công 200-300 ngàn đồng/ngày. Thời gian tới, bên cạnh nâng cao chất lượng Linh Lăng trà, Công ty sẽ sản xuất trà hoa cúc, bí đao, chiết xuất tinh dầu bạc hà”-chị Trang nói.

Để chủ động nguồn nguyên liệu, từ nay tới năm 2030, Công ty liên kết với các hộ dân trên địa bàn xã Tân An trồng 2 ha đinh lăng, 1 ha nấm linh chi và hơn 5 ha dược liệu khác.

Ông Nguyễn Thành Hiền (thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ) tham gia trồng đinh lăng cho Công ty TNHH Dược Thảo LiLa hứa hẹn cho thu nhập ổn định. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Nguyễn Thành Hiền (thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ) tham gia trồng đinh lăng cho Công ty TNHH Dược Thảo LiLa hứa hẹn cho thu nhập ổn định. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Nguyễn Thành Hiền (thôn Tân Phong) cho hay: Đầu năm 2023, gia đình và 1 hộ dân trong thôn ký hợp đồng với Công ty TNHH Dược thảo LiLa trồng 3 sào đinh lăng. Cây đinh lăng trồng 1 năm mới cho thu hoạch lá và 3-4 năm thu hoạch cành, củ. Công ty thu mua lá tươi với giá 4 ngàn đồng/kg; lá khô 35 ngàn đồng/kg; củ, cành tươi 40 ngàn đồng/kg; củ, cành khô là 100 ngàn đồng/kg. “Để lấy ngắn nuôi dài, Công ty hướng dẫn chúng tôi trồng xen cây dược liệu ngắn ngày như: cỏ roi ngựa, cỏ ngọt, ngải cứu, thì là, bạc hà... Với mô hình này, thu nhập của gia đình đạt hơn 40 triệu đồng/sào/năm”-ông Hiền nhẩm tính.

Bà Phạm Thị Ngọc Loan-Phó Chủ tịch UBND xã Tân An-cho biết: Xã đã tạo điều kiện, hỗ trợ Công ty TNHH Dược thảo LiLa đăng ký sản phẩm OCOP; xây dựng thương hiệu; giới thiệu, quảng bá sản phẩm Linh Lăng trà tại các sự kiện, hội chợ do huyện tổ chức. Năm 2022, sản phẩm Linh Lăng trà được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Thời gian tới, địa phương tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ Công ty nâng cao chất lượng, xây dựng thành công thương hiệu sản phẩm Linh Lăng trà. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân nhân rộng mô hình trồng cây dược liệu theo hướng hữu cơ và trồng đa dạng cây dược liệu, góp phần cải thiện thu nhập.

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.