Sáng tạo với trà hoa hồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Từ niềm đam mê với hoa hồng, chị Nguyễn Thị Phúc (TP.Hội An) đã tập trung cho “công trình” đầy hương hoa này. Không chỉ thưởng lãm vẻ đẹp của vườn hoa hồng, chị còn dành tâm huyết sản xuất trà hoa hồng, góp thêm hương sắc cho bức tranh du lịch phố Hội.
Chị Nguyễn Thị Phúc bên vườn hồng của gia đình. Ảnh: H.L

Chị Nguyễn Thị Phúc bên vườn hồng của gia đình. Ảnh: H.L

Chơi hoa đến làm trà hoa

Từ niềm đam mê với hoa hồng, chị Phúc đã bỏ phần lớn thời gian cải tạo cảnh quan vườn tược, nhập giống hoa từ khắp mọi miền về để trồng, chăm sóc, tạo nên vườn hồng đầy màu sắc.

Chị buôn bán các giống hoa, nhận trồng hồng cho các công trình và còn nghiên cứu trồng một vườn hoa hồng hữu cơ để khai thác các giá trị của hoa hồng như làm toner hoa hồng, bột hoa hồng phục vụ chăm sóc da cho phụ nữ. Song, trà hoa hồng mới chính là đứa con tinh thần mà chị ấp ủ.

“Khi đã có vườn hoa, nhìn những đóa hoa xinh đẹp nở rộ, cánh hoa rơi rụng đầy vườn, tôi chợt nghĩ, làm sao để biến những bông hoa nở rộ trở thành loại trà thơm ngon, đẹp mắt, giúp thư giãn, an thần, bồi bổ sức khỏe.

Tôi lục tìm và đọc nhiều tài liệu, thấy người xưa thường sử dụng trà hoa hồng để uống nhằm thư giãn, tắm dưỡng sinh chứng tỏ trong hoa hồng có những thành phần hoạt chất tốt” - chị Phúc tâm sự.

Khi những mẻ hoa hồng sấy khô ra đời, chị Phúc cùng gia đình tự thưởng thức trà, rồi mời thêm bạn bè, người thân thưởng thức, đánh giá.

“Tôi rất mừng khi những bình trà của tôi được bạn bè, du khách nước ngoài thưởng thức và khen ngon. Có du khách nước ngoài mỗi khi về Hội An đều không quên đến vườn tôi ngồi thưởng thức trà, ngắm cảnh và mua cả chục bình hoa hồng sấy khô mang về nước làm quà. Vị khách này bảo rằng, họ từng thưởng thức nhiều loại trà hoa hồng khác nhau ở nước họ nhưng loại trà của tôi tinh khiết, có vị ngọt thanh, có vị chát nhẹ đặc trưng” - chị Phúc cho hay.

Hương vị của phố

Để có loại trà hoa hồng ngon, cơ sở chị Phúc chọn nguyên liệu làm trà phần lớn là bông hoa, chứ không phải là búp hoa như nhiều cơ sở vẫn làm. Trà được làm từ búp không cho hương vị đặc trưng, không có vị chát như việc chọn bông.

Theo quy trình, bông hồng và búp hoa sau khi thu hái được sơ chế, rửa sạch, để ráo, cho vào sấy lạnh, đóng hộp. Để thưởng thức trà, chỉ cần bỏ một nắm bông hoa sấy khô vào bình, hãm trà, để tầm vài phút là đã có thể thưởng thức ly trà sóng sánh, có màu sắc tuyệt đẹp như rượu vang.

Chị Phúc chia sẻ, khi thưởng thức, màu sắc, hình dáng, hương vị trà thì bản thân mình đã được thư giãn. Du khách có thể ngồi ngắm vườn, ngắm những đóa hồng bung nở, những cơn gió nhẹ đi qua, cánh hoa bay lả tả, một khung cảnh nên thơ khó cưỡng. Có lẽ đó là lý do nhiều người tới Hội An đã dành thời gian ghé vườn, kêu bình trà hoa hồng hoặc tự tay pha chế cho mình bình trà.

Với những nỗ lực, sáng tạo trên, năm 2021, Cơ sở sản xuất và kinh doanh hoa hồng Phúc Nguyễn được công nhận là dự án khởi nghiệp tiêu biểu. Sản phẩm trà hoa hồng của Phúc Nguyễn cũng được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu 2021.

Đó là nền tảng, là động lực để chị Phúc tiếp bước trên con đường khởi nghiệp với hoa, với những sản phẩm nông nghiệp an toàn, góp phần tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo cho phố cổ.

Tin vui là khu vườn của chị Phúc được thành phố chọn làm điểm tham quan du lịch, tạo sự kết nối với nhiều điểm đến khác ở phố Hội.

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.