Triệu phú trẻ trên cao nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Mới 25 tuổi nhưng Lê Thành Trung (ở xã Phú An, huyện Đak Pơ, Gia Lai) đã có nguồn thu mỗi năm hơn 400 triệu đồng từ nghề nuôi dúi.

Khi còn học nghề thú y ở Trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật Bình Định, Lê Thành Trung đến nhà bạn học có nuôi dúi chơi. Tò mò tìm hiểu về loài vật này, Trung liền có hứng thú với nghề nuôi dúi. Trung lấy tiền dành dụm mua vài cặp về nuôi thử vào năm 2017. Ai ngờ mấy cặp dúi phát triển tốt.

Đến năm 2018, sau khi tốt nghiệp, Trung chuyên tâm vào nghề nuôi dúi. Hiện trại dúi của Trung có 160 con nái, mỗi con nái đẻ khoảng 3 lứa/năm. Dúi nuôi trên 7 tháng đạt trọng lượng khoảng 1,5 - 2 kg. Với giá bán hiện tại 600.000 đồng/kg, bán giống thì từ 1,6 - 2 triệu đồng/cặp, người nuôi dúi có lãi lớn.

Trại dúi của Lê Thành Trung cho thu nhập cao, ổn định. Ảnh: Trần Hiếu

Trại dúi của Lê Thành Trung cho thu nhập cao, ổn định. Ảnh: Trần Hiếu

Theo Trung nuôi dúi không tốn quá nhiều thức ăn, lại dễ nuôi. Mỗi ngày chúng chỉ ăn một lóng mía nhỏ, dài chừng 10 cm và một đoạn tre, ít bắp hạt hay các loại củ như mì, khoai lang. Chuồng nuôi là những tấm gạch men, tổng đầu tư chưa đến 100.000 đồng/chuồng.

“Cần lưu ý là khu chuồng nuôi phải ấm về mùa đông và thoáng mát về mùa hè. Khu vực nuôi dúi cần tránh những tiếng ồn lớn, trực tiếp làm cho dúi hoảng sợ, chậm sinh trưởng.

Đặc biệt, trong thời gian sinh con, dúi mẹ nếu hoảng sẽ không cho con bú hoặc quay ra cắn con… Một số con dúi cũng bị bệnh tiêu chảy, cảm nhưng cũng dễ trị và không lây lan sang các con khác trong đàn. Nguyên nhân bệnh là do môi trường hay nguồn thức ăn không đảm bảo”, Trung cho biết.

Hiện khu chuồng nuôi của Trung rộng khoảng 150 m2 với hàng trăm chuồng nuôi. Trung bình mỗi năm trại dúi của Trung xuất bán hơn 3 tạ dúi thịt, 200 cặp dúi giống. Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở Gia Lai và Bình Định. Trại dúi của Trung khi bán dúi giống đều ký cam kết thu mua lại dúi thương phẩm cho những ai có nhu cầu bán lại. Mỗi năm, sau khi trừ hết chi phí, Trung thu lời hơn 400 triệu đồng. Trung dự tính mở rộng trang trại nuôi dúi để cung cấp ra thị trường số lượng dúi lớn hơn.

Có thể bạn quan tâm

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với đức tính năng động và sáng tạo, anh Cao Đình Khánh-Bí thư Chi Đoàn thôn Ia Lâm Tốk (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) đã trở thành điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi ở địa phương. Hiện nay, mô hình đa cây đem lại cho gia đình anh nguồn thu nhập mỗi năm trên 600 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Sinh viên làm pin từ vỏ chuối

Sinh viên làm pin từ vỏ chuối

Gần nửa năm cùng nhau đi thu gom vỏ chuối, rồi trải qua hàng trăm lần gửi trả về mẫu đo đạc, nhóm sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã chế tạo thành công Pin Lithium từ phế phẩm nông nghiệp.
Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cách đây một năm, dư luận dậy sóng trước thông tin một số ngành nghề bị các nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikToker) nhận xét là "vô dụng nhất", "dễ thất nghiệp", "không có tương lai". Đến nay, xu hướng tìm hiểu ngành nghề qua TikTok vẫn sôi động, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

(GLO)- Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Đặng Bá Hiền-Nhân viên thủ kho (Cục Kỹ thuật, Quân đoàn 3) có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng vào công tác được cấp trên đánh giá cao. Nhiều năm liền, anh đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.