Cô gái 9X ở Chư Prông khởi nghiệp từ tiệm bánh online

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với niềm yêu thích công việc làm bánh, chị Vũ Hồng Hạnh (SN 1993, tổ 3, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tự làm, tự quảng bá và bán bánh online. “Tiệm bánh cô Hạnh” trên mạng xã hội là dấu ấn khởi nghiệp đầy sáng tạo của cô gái 9X này.

Chị Vũ Hồng Hạnh làm bánh theo yêu cầu của khách hàng. Ảnh: Trần Dung
Chị Vũ Hồng Hạnh làm bánh theo yêu cầu của khách hàng. Ảnh: Trần Dung

Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền (Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh) nhưng chị Hạnh không theo được nghề đã học. Sau vài năm thử sức với nhiều công việc khác nhau, năm 2019, chị quyết định ở nhà theo đuổi niềm đam mê làm bánh của mình.

Chị Hạnh kể: “Thời gian đó, phong trào tự học làm bánh nở rộ trên mạng xã hội. Nhiều trang mạng cũng như các group đã chia sẻ kinh nghiệm và kết nối những người cùng chung sở thích. Ở đó, các thành viên hướng dẫn cho nhau công thức, bí quyết để làm bánh. Tôi cũng tham gia nhiều group, tự học hỏi, tự phát triển khả năng làm bánh và rút kinh nghiệm sau nhiều lần thất bại”.

Ban đầu, chị Hạnh làm những chiếc bánh bông lan trứng muối nhỏ xinh đem tặng bạn bè, người thân. Từ những phản hồi tích cực, lại được sự động viên của gia đình, chị quyết định kinh doanh lĩnh vực mà mình yêu thích. Chị nhận ra rằng, nếu muốn mang dấu ấn riêng cho “Tiệm bánh cô Hạnh” thì sản phẩm phải thực sự “sạch” và mang hương vị riêng. Nghĩ là làm, chị tự trồng dâu tây, đậu biếc, cúc mâm xôi… làm gia vị và tạo màu cho bánh.

“Tôi không nhớ là mình đã phải đổ đi bao nhiêu cốt bánh để tạo ra một sản phẩm ưng ý và mất bao đêm thức trắng mày mò tìm ra công thức riêng. Hiện nay, tiệm bánh online của tôi có đủ các loại bánh phục vụ nhu cầu của khách như: mousse dâu tây, mousse chocolate, tiramisu, bánh mì phô mai bơ tỏi, bông lan trứng muối, bánh quy bơ, su kem, bánh ngói hạnh nhân, bánh mì hoa cúc, bánh mì bí đỏ…”-chị Hạnh chia sẻ.

Chị Vũ Hồng Hạnh chăm sóc vườn dâu tây sạch của gia đình để phục vụ việc làm bánh. Ảnh: Trần Dung
Chị Vũ Hồng Hạnh chăm sóc vườn dâu tây sạch của gia đình để phục vụ việc làm bánh. Ảnh: Trần Dung

Cũng giống như các cửa hàng online khác, chị Hạnh chủ yếu sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo. Ban đầu, chị nhận khoảng 2-3 đơn hàng/ngày. Dần dần, tiếng lành đồn xa, số đơn đặt bánh cũng nhiều lên. Hiện mỗi ngày, tiệm bánh online của chị nhận khoảng 5-10 đơn hàng với giá 50.000-300.000 đồng/đơn. Trong đó, những dòng bánh thiết kế theo yêu cầu giá dao động khoảng 300.000-500.000 đồng/đơn, chưa kể đến các dòng bánh sự kiện như sinh nhật, hội nghị cũng là mặt hàng chủ lực của “Tiệm bánh cô Hạnh”.

Chị Đỗ Thị Hà Phương (thôn Đông Hà, thị trấn Chư Prông) cho biết: “Tôi tình cờ biết tiệm bánh online của Hạnh qua trang Facebook và khá bất ngờ khi thấy những chiếc bánh được trang trí đẹp mắt, ấn tượng. Đặc biệt, bánh của Hạnh đúng hương vị nhà làm, rất ngon và đảm bảo an toàn thực phẩm”.

Từ niềm tin của khách hàng, chị Hạnh không ngừng cố gắng học hỏi và sáng tạo những mẫu bánh mới. Phương châm kinh doanh của chị là phải dùng nguyên liệu tốt nhất để làm bánh và tạo ra sự đột phá về thiết kế mang đậm dấu ấn cá nhân để khách hàng có thể “nhớ mặt đặt tên”.

Theo chị Cao Thị Nghĩa Hiệp-Phó Bí thư Đoàn thị trấn Chư Prông, mô hình khởi nghiệp của chị Hạnh đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới đầy sáng tạo và truyền cảm hứng các bạn trẻ vươn lên làm giàu chính đáng.

“Dù còn mới mẻ nhưng mô hình khởi nghiệp của chị Vũ Hồng Hạnh khá hiệu quả. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tập huấn, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên trên địa bàn; giúp đoàn viên chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi những mô hình phù hợp với điều kiện của mình để vận dụng thực hiện”-Phó Bí thư Đoàn thị trấn Chư Prông thông tin.


TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.