Có dấu hiệu vỡ nợ dây chuyền ở thị trấn Chư Prông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mới ít ngày trước, người dân huyện Chư Prông (Gia Lai) vẫn chưa hết bàng hoàng vì hai cú sốc vỡ nợ lên đến hàng chục tỷ đồng, thì vào chiều 14-4 lại nhận thêm thông tin chấn động chủ nhà hàng Đại Phúc (thị trấn Chư Prông) tuyên bố vỡ nợ với con số ước tính ban đầu lên đến gần cả trăm tỷ đồng.

Đông đảo người dân tham gia xiết nợ. Ảnh: Nguyễn Giác
Đông đảo người dân tham gia xiết nợ. Ảnh: Nguyễn Giác

Cho vay tiền tỷ… xiết nợ cuộn giấy lau

Theo chứng kiến của người dân sinh sống quanh Nhà hàng Đại Phúc, thì vào đầu giờ chiều 14-4, cảnh hỗn loạn diễn ra tại Nhà hàng Đại Phúc do bà Đặng Thị Hường (41 tuổi, trú tại tổ 2, thị trấn Chư Prông, tỉnh Gia Lai), lúc đầu chỉ vài người hùa vào la mắng, kéo bàn, kéo ghế, một lúc sau có thêm vài chục người rồi đến cả trăm người mặc sức xông vào nhà hàng, người thì kéo tủ, kẻ thì chọn bàn, bà thì vơ xoong nồi, những người đàn ông to khỏe hơn thì đua nhau vặt những chiếc cửa nhôm, cửa kính, nước ngọt, bia… để gom đưa hết lên những chiếc xe tải loại lớn do mình huy động đến đậu kín con đường, phải đến khi cơ quan chức năng can thiệp, sự việc mới được vãn hồi.

Hiện trường còn lại chỉ toàn đồ đạc bể nát, nằm tung tóe khắp nơi, cả chiếc bàn thờ cũng bị lôi ra tận cửa, nhưng khi nghe lấy về còn “đen” hơn, nên mới bỏ lại. Chứng kiến cảnh hàng trăm người tranh nhau vài món đồ gia dụng chẳng dễ nhìn chút nào, có người nhìn thấy một phụ nữ nhỏ thó khi vặn được một cái bóng điện cầm ở tay cứ chạy ra chạy vào, miệng thì bù lu bù loa, có người thì bị ngất xỉu trước cửa nhà hàng Đại Phúc vì hay tin vỡ nợ nhưng đến nơi đã không còn gì để lấy, nhưng cũng có người chung tay “nẫng” đi cái tủ sắt nghe đâu trong đó có chứa cả trăm tỷ đồng nhưng chỉ là những tờ giấy ghi nợ, ký nhận nợ và ít tiền lẻ so với bạc tỷ, còn có người cũng cố gắng lấy cho bằng được thứ gì đó nên cả cuộn giấy lau họ cũng lấy cũng chỉ để cho đỡ tức vì số tiền tỷ mình đã lỡ cho vay.
 

Ảnh: Nguyễn Giác
Ảnh: Nguyễn Giác

Trông gương mặt thất thểu chị Lê Thị Hoa (42 tuổi, ngụ tại tổ 2, thị trấn Chư Prông), tại cơ quan Công an huyện Chư Prông, vẫn chưa hết bàng hoàng vì thông tin vỡ nợ của chủ nhà hàng Đại Phúc, chị cho biết: Tôi cho bà Đặng Thị Hường vay hai lần từ tháng 12-2012 với tổng số tiền 2,21 tỷ đồng để đáo hạn ngân hàng với lãi suất 2.000 đồng/ngày/1 triệu đồng. Chị Hoa cho bà Hường vay từ 13-12-2012 đến nay. Từ Thanh Hóa vào đất Chư Prông làm ăn đã nhiều năm, góp nhặt, buôn bán nông sản được chừng tỷ đồng, chị Hoa “đầu tư” cả vào canh bạc lãi suất cao trong đường dây của bà Hường. Tệ hại hơn, số tiền hơn 1 tỷ đồng còn lại được chị Hoa vay mượn của người khác để ăn chênh lệch. Đồng thời cầm cố tài sản để vay ngân hàng lấy tiền. “Giờ thì hết rồi!”-chị Hoa thểu nảo nói.

Đồng cảnh ngộ với chị Hoa, tổ hợp cho vay tại thị trấn Chư Prông có bà Lê Thị Thịnh, tổ 5 và bà Bùi Thị Bút, tổ 2 với số tiền theo đơn tố cáo lên đến 24,9 tỷ đồng (trong đó số tiền gốc cho vay 5,5 tỷ đồng). Chưa hết, do nghĩ là có lời cao nhanh lấy lại vốn nên riêng bà Bút còn cho vay thêm một chân 17 tỷ đồng (thực cho vay 6 tỷ đồng). Bà Phan Thị Hương, tổ 1 cũng vay mượn khắp nơi mới huy động được 8 tỷ đồng để đưa cho bà Hường vay, mới hơn có bà Mùng Thị Hải, thôn Đông Hà cho vay với số tiền do bà huy động được lên đến gần 14 tỷ đồng (đã trả được 1,4 tỷ đồng). Hiện danh sách nạn nhân ngày một dài ra, theo thống kê chưa đầy đủ, tổng số tiền bà Hường xù nợ được các nạn nhân kê khai lên đến 76 tỷ đồng, trong đó số tiền lãi mẹ đẻ lãi con lên ngót gần 30 tỷ đồng.

Vỡ nợ theo dây chuyền

Ngay sau vụ việc xảy ra tại nhà hàng Đại Phúc, Công an huyện sớm giải quyết vụ gây rối trật tự, đồng thời đã mời bà Hường chủ nhà hàng Đại Phúc cùng các bên liên quan trong vụ vỡ nợ đến làm việc. Theo lời khai ban đầu của bà Hường, danh sách nạn nhân được bà xác nhận là 28 người với số tiền 45,2 tỷ đồng, vay của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông 5,8 tỷ đồng. Đấy là những nạn nhân được bà Hường nhớ, còn lặt vặt (vài chục triệu đồng, vài trăm triệu đồng) bà không thể nhớ hết vì còn nằm trong tủ sắt. Thủ đoạn huy động vốn của bà Hường là hứa trả lãi suất cao từ 3 đến 5% ngày, tức là mỗi triệu đồng vay, mỗi ngày bà Hường trả 30.000 đồng đến 50.000 đồng, sau một năm, số tiền lãi đã lớn hơn cả tiền gốc, lãi mẹ đẻ lãi con, nợ sau chồng nợ trước nên số tiền lãi cũng gần bằng số tiền thực vay.
 

Cảnh hoang tàn của Nhà hàng Đại Phúc sau khi bị xiết nợ. Ảnh: Nguyễn Giác
Cảnh hoang tàn của nhà hàng Đại Phúc sau khi bị xiết nợ. Ảnh: Nguyễn Giác

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Chư Prông đã xảy ra 4 vụ vỡ nợ, nhỏ thì tầm hơn 1 tỷ đồng của đôi vợ chồng Nguyễn Văn Bình, Đặng Thị Thình ở thôn Hoàng Yên, xã Ia Phìn, tầm chục tỷ đồng thì như vụ hai cơ sở Hùng Bằng và Bình Hằng và khủng đến hàng chục tỷ đồng như vụ chủ Nhà hàng Đại Phúc.

Theo đánh giá của Đại tá Lê Văn Duy-Trưởng Công an huyện Chư Prông: Thời gian tới, trên địa bàn huyện có thể xảy ra các vụ vỡ nợ theo kiểu dây chuyền. Công an huyện sẽ tham mưu, phối hợp các cấp để làm công tác tuyên truyền nâng cao cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo, huy động vốn với lãi suất cao.

Hiện “đầu vào” của vụ nhà hàng Đại Phúc đã tạm thời xác định được, nhưng số tiền được bà Hường dùng như thế nào, vào việc gì có đúng đã sử dụng kinh doanh gỗ, mua đất… cơ quan Công an huyện đang xác định hành vi vi phạm pháp luật tiến hành lập hồ sơ phối hợp cùng các cơ quan liên quan để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. GLO sẽ tiếp tục trở lại thông tin này đến với bạn đọc.  

Nguyễn Giác

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.