Chuyện thoát nghèo ở làng Tuêk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Xã Đak Tơ Ve (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là một trong những địa phương đặc biệt khó khăn, được thụ hưởng Chương trình 135 của Chính phủ. Những năm gần đây, công tác giảm nghèo đã có bước chuyển biến rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên.

 

Chương trình 135 đã cải thiện đời sống của đồng bào ở làng Tuêk (xã Đak Tơ Ve, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Chương trình 135 đã cải thiện đời sống của đồng bào ở làng Tuêk (xã Đak Tơ Ve, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).

Làng Tuêk, xã Đak Tơ Ve có 235 hộ với 1.018 khẩu, 100% là đồng bào Jrai. Trước đây, kinh tế của người dân chỉ phụ thuộc vào cây lúa, bắp, mì, đời sống của bà con gặp khó khăn, thiếu thốn. Tuy nhiên, với quyết tâm thoát nghèo bền vững, những năm gần đây, bà con dân làng đã thay đổi tư duy sản xuất để từng bước làm giàu.

Gia đình A Tông (làng Tuêk, xã Đak Tơ Ve) nhiều năm liền là hộ nghèo. Nguồn thu nhập chính của gia đình chủ yếu từ 1ha bời lời, 4 sào lúa và tiền công làm thuê của hai vợ chồng.
Gia đình A Tông (làng Tuêk, xã Đak Tơ Ve) nhiều năm liền là hộ nghèo. Nguồn thu nhập chính của gia đình chủ yếu từ 1ha bời lời, 4 sào lúa và tiền công làm thuê của hai vợ chồng.



Theo ông Cao Phi Văn, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trước đây, đời sống của bà con trong xã rất khó khăn. Từ năm 2015-2020, Chương trình 135, Chương trình nông thôn mới, đã hỗ trợ gần 17 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất. Toàn xã đã xây dựng được 9 công trình giao thông, thủy lợi; duy tu, bảo dưỡng 4 công trình; 14 hộ nghèo được hỗ trợ mua bò sinh sản, mua cây, con giống, phân bón, tập huấn chuyển giao khoa học-kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi; cấp 30 máy tuốt lúa, máy cắt cỏ và bình phun thuốc… đã góp phần giúp đỡ người dân địa phương từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Riêng về chăn nuôi, nhiều hộ đã phát triển đàn bò, dê lên hàng chục con, cộng với chăn nuôi gia cầm, trồng rừng mỗi năm lãi 40-50 triệu đồng/hộ. Không những thoát nghèo, không ít hộ còn vươn lên làm giàu chính đáng.

Nhờ chăm chỉ làm ăn, hiện nay gia đình anh đã có thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Anh Tông bày tỏ: “Được Chương trình 135 hỗ trợ bò giống, Hội Nnông dân xã giúp vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội có tiền đầu tư làm thêm 8 sào cà phê, 1 ha mỳ và chăn nuôi 5 con bò nên hiện cuộc sống của gia đình đã khấm khá hẳn lên, thu nhập từ việc nuôi bò và làm cà phê đã giúp cho gia thoát nghèo và có thu nhập ổn định
Chị Byen (làng Tuêk) cũng từng thuộc diện khó khăn. Năm 2019, chị Byen được gia đình nhà chồng cho mượn 14 triệu đồng để mua 4 con dê bách thảo. Đến nay, đàn dê của gia đình chị đã phát triển lên 17 con. Chị Byen vui mừng cho hay: “Mình vừa bán đi 8 con dê được hơn 30 triệu. Gia đình giờ thoát nghèo rồi, có dê, có bời lời cũng mừng. Nhưng mà vẫn còn nhiều khó khăn, vợ chồng mình sẽ cố gắng làm chăm chỉ hơn để cuộc sống tốt hơn”.
Chị Byen (làng Tuêk) cũng từng thuộc diện khó khăn. Năm 2019, chị Byen được gia đình nhà chồng cho mượn 14 triệu đồng để mua 4 con dê bách thảo. Đến nay, đàn dê của gia đình chị đã phát triển lên 17 con. Chị Byen vui mừng cho hay: “Mình vừa bán đi 8 con dê được hơn 30 triệu. Gia đình giờ thoát nghèo rồi, có dê, có bời lời cũng mừng. Nhưng mà vẫn còn nhiều khó khăn, vợ chồng mình sẽ cố gắng làm chăm chỉ hơn để cuộc sống tốt hơn”.
Chương trình 135 cũng đã đầu tư hỗ trợ cho 30 hộ gia đình dân tộc thiểu số (làng Tuêk, xã Đak Tơ Ve) mua máy tuốt lúa phát triển sản xuất.
Chương trình 135 cũng đã đầu tư hỗ trợ cho 30 hộ gia đình dân tộc thiểu số (làng Tuêk, xã Đak Tơ Ve) mua máy tuốt lúa phát triển sản xuất.
Trường Mầm non xã Đak Tơ Ve vừa mới đầu tư 2 phòng học, 1 nhà ăn, hàng rào và sân bê tông, được đưa vào sử dụng với tổng kinh phí xây dựng gần 1,5 tỷ đồng, phục vụ chăm sóc và nuôi dạy hơn 110 trẻ.
Trường Mầm non xã Đak Tơ Ve vừa mới đầu tư 2 phòng học, 1 nhà ăn, hàng rào và sân bê tông, được đưa vào sử dụng với tổng kinh phí xây dựng gần 1,5 tỷ đồng, phục vụ chăm sóc và nuôi dạy hơn 110 trẻ.
 Hội viên nông dân xã Đak Tơ Ve tham quan mô hình trồng cà phê xen cây ăn trái của gia đình ông A Nông, Bí thư chi bộ làng Tuêk.
Hội viên nông dân xã Đak Tơ Ve tham quan mô hình trồng cà phê xen cây ăn trái của gia đình ông A Nông, Bí thư chi bộ làng Tuêk.
Ông A Tông cho hay: “Gia đình tôi có 700 cây cà phê, 1 ha cao su, 100 trụ tiêu, 1ha bời lời, 5 con bò… Hiện tại, mỗi tháng, gia đình ông thu nhập từ 1 ha cao su được 15 triệu đồng”.
Ông A Tông cho hay: “Gia đình tôi có 700 cây cà phê, 1 ha cao su, 100 trụ tiêu, 1 ha bời lời, 5 con bò… Hiện tại, mỗi tháng, gia đình ông thu nhập từ 1 ha cao su được 15 triệu đồng”.
Vào ngày thứ bảy hàng tuần bà con trong làng tích cực thu gom rác thải để tạo cảnh quan môi trường nơi ở sạch đẹp.
Vào ngày thứ bảy hàng tuần bà con trong làng tích cực thu gom rác thải để tạo cảnh quan môi trường nơi ở sạch đẹp.
 Tuyến đường 2 km được đầu tư gần 3 tỷ đồng bằng vốn 135 đi từ trung tâm làng Tuêk đến khu sản xuất đã được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại và lưu thông hàng hóa.
Tuyến đường 2 km được đầu tư gần 3 tỷ đồng bằng vốn 135 đi từ trung tâm làng Tuêk đến khu sản xuất đã được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại và lưu thông hàng hóa.
Năm 2020 UBND xã Đak Tơ Ve vận động bà con đóng góp hơn 10 triệu đồng làm 4 trụ đèn thắp sáng ngoài đường đủ phục vụ đi lại ban đêm cho bà con, góp phần hạn chế tai nạn giao thông.
Năm 2020 UBND xã Đak Tơ Ve vận động bà con đóng góp hơn 10 triệu đồng làm 4 trụ đèn thắp sáng ngoài đường đủ phục vụ đi lại ban đêm cho bà con, góp phần hạn chế tai nạn giao thông.
Anh Nguyễn Trung Huy (bìa trái), cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã Đak Tơ Ve, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con chăm sóc cây trồng, cách làm chuồng cho vật nuôi, phòng bệnh… từ đó bà con đã thay đổi được nhận thức nên cũng biết cách hơn, nắm rõ về kỹ thuật hơn.
Anh Nguyễn Trung Huy (bìa trái), cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã Đak Tơ Ve, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con chăm sóc cây trồng, cách làm chuồng cho vật nuôi, phòng bệnh… từ đó bà con đã thay đổi được nhận thức nên cũng biết cách hơn, nắm rõ về kỹ thuật hơn.
Thôn trưởng Phiu (người đứng giữa) nói: “Nhờ sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp người dân vay vốn ưu đãi để làm ăn phát triển kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập cho người dân. So với trước đây thì bây giờ thu nhập của nhiều hộ gia đình được cải thiện hơn. Nhờ vậy, các hộ dân đều rất vui mừng và chăm chỉ làm ăn để vươn lên thoát nghèo, từng bước đưa làng Tuêk cán đích nông thôn mới”.
Thôn trưởng Phiu (người đứng giữa) nói: “Nhờ sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp người dân vay vốn ưu đãi để làm ăn phát triển kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập cho người dân. So với trước đây thì bây giờ thu nhập của nhiều hộ gia đình được cải thiện hơn. Nhờ vậy, các hộ dân đều rất vui mừng và chăm chỉ làm ăn để vươn lên thoát nghèo, từng bước đưa làng Tuêk cán đích nông thôn mới”.

ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null