Chuyên gia nghệ thuật nói tìm ra bức họa đầu tiên của Leonardo da Vinci

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tác phẩm "Archangel Gabriel" vẽ trên gạch men năm 1471.
 Tác phẩm
Tác phẩm "Archangel Gabriel" được trưng bày tại Rome, Italy. Ảnh:EPA.
Hôm 21/6, bức chân dung thiên sứ Gabriel trên gạch được trưng bày tại cuộc họp báo ở Rome (Italy). Theo hãng tin Adnkronos, giáo sư Emesto Solari cùng cộng sự công bố kết quả nghiên cứu, phiến gạch có khắc một dãy số và bút tích của Leonardo. Thông điệp được nhóm nhà khoa học giải mã là: "Tôi, Leonardo da Vinci, sinh năm 1452, tác giả của Archangel Gabriel 1471". 
Các nhà nghiên cứu còn phát hiện chữ "LDV" ở lề bức họa. Ngoài ra, phòng thí nghiệm ở Milan xác định mẫu đất sét dùng để làm gạch có từ nửa sau thế kỷ 15. Trong kinh thánh, Gabriel được coi là sứ thần của thiên chúa. Ông xuất hiện như nhà tiên tri, báo cho đức mẹ đồng trinh Maria về sự ra đời của Gioan Baotixita - nhà giảng đạo du mục - và việc bà sẽ mang thai chúa Jesus. 
Theo Telegraph, tác phẩm thuộc sở hữu của một gia đình quý tộc tên là Fenicia. Họ đến từ Ravello (miền Bắc Italy). Năm 1499, nữ công tước Giovanna D'Aragona xứ Amlfi đã dùng tác phẩm làm vật trả công gia đình Fenicia - đã giúp đỡ bà trong cuộc chống bạo loạn thời kỳ Phục Hưng. Thành viên gia đình hy vọng chính phủ Italy mua tác phẩm và đặt nó trong bảo tàng. Tại họp báo, giáo sư Emesto Solari nói: "Đây là sáng tác sớm nhất của Leonardo, kèm chữ ký danh họa. Tôi mong tác phẩm được giữ lại tại Italy. Đây là một phần di sản quốc gia của chúng ta".
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu hoài nghi tính xác thực về gốc gác tác phẩm. Giáo sư Kemp (Đại học Oxford) nói trên The Telegraph: "Cách xử lý phần tóc và trang phục trong bức vẽ khó thể thuyết phục đây là tác phẩm của Leonardo da Vinci".
Hiện nay, rất ít tranh thật của Leonardo còn sót lại và hầu hết được cất giữ trong bảo tàng. Mùa đông năm ngoái, tác phẩm Salvator Mundi (Đấng cứu thế) của danh họa được bán với giá 450 triệu USD. Bức họa gây tranh cãi về danh tính người vẽ. Một số chuyên gia cho rằng Salvator Mundi không phải là của Leonardo da Vinci. Tác phẩm được phát hiện năm 2005 và phục chế, trưng bày năm 2011.
Leonardo da Vinci (1452 - 1519) là danh họa, nhà điêu khắc, bác sĩ người Italy. Ông nổi tiếng với một số tác phẩm như: Bữa ăn tối cuối cùng (1498), Mona Lisa (1503) Leda và thiên nga (1508)...
Trọng Trường (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.