Chuyển dịch 'cơ cấu' Thai League, Thái Lan đang biến AFF Cup ngày càng giống 'ao làng'?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bóng đá Thái Lan vô địch AFF Cup nhiều nhất với 5 lần trong lịch sử nhưng dường như họ chẳng còn thiết tha với giải đấu này. 
 
HLV Nishino và Park Hang-seo: Mỗi người hướng về một mục tiêu khác nhau. Ảnh: Độc Lập
Một trong những bằng chứng hiển hiện là Thai League đã chuyển sang thi đấu đúng vào thời điểm diễn ra AFF Cup vào cuối năm.
Không dưới 5 triệu USD, đó là mức chào giá bản quyền truyền hình AFF Cup 2020 mà các nhà đài và các đơn vị truyền thông tại Việt Nam nhận được từ đối tác nước ngoài,  một con số cao chưa từng có trong lịch sử các kỳ AFF Cup. Bởi đối tác thừa hiểu giải bóng đá lớn nhất khu vực luôn hứa hẹn sức hấp dẫn mãnh liệt bởi quy tụ những cầu thủ tài năng nhất Đông Nam Á ở cấp đội tuyển. Nhưng biến động lịch sử của bóng đá Thái Lan dường như mang đến “nguy cơ” cao cho giải đấu này.
 
Bóng đá Việt Nam liệu vẫn sẽ đeo đuổi các giải đấu khu vực?. Ảnh: Độc Lập
Cụ thể, Thai League quyết định chuyển sang thi đấu theo lịch châu Âu kể từ mùa bóng năm nay. Đồng nghĩa với việc Thai League sẽ diễn ra cùng với thời điểm của AFF Cup. Với tính chất không thuộc FIFA Day, AFF Cup không phải là giải đấu mà các CLB Thai League buộc phải nhả người.
Lãnh đạo cao cấp của Ban điều hành Thai League đã tuyên bố thẳng thừng, với các đội tuyển có cầu thủ đang thi đấu tại Thai League, Liên đoàn Bóng đá quản lý các đội tuyển này cần làm việc với các CLB Thái Lan nhằm đạt được thỏa thuận về việc nhả người. Ngay bản thân đội tuyển Thái Lan nếu muốn lấy người thì Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) cũng phải thương thuyết với các CLB. Và các CLB hoàn toàn có quyền…từ chối.
Giới truyền thông Đông Nam Á dự báo đội Thái Lan dù có tham dự AFF Cup cũng chỉ với một đội hình mang tính chất đối phó. Rất có thể Thái Lan sẽ coi AFF Cup hay SEA Games chỉ là đấu trường tập dượt cho những giải đấu mang tầm cỡ châu Á, thậm chí thế giới.
 
Bóng đá Thái Lan và Việt Nam có cùng chạy về một hướng?. Ảnh: Độc Lập
AFF Cup 2016, giải đấu mà dàn ngôi sao Thái Lan dưới sự dẫn dắt của HLV Kiatisak đã dễ dàng giành ngôi vô địch. Năm đó Kiatisak đã biến AFF Cup thành cơ hội không thể tuyệt vời để rèn luyện sơ đồ 3 trung vệ cho đội tuyển Thái. Và do trình độ quá cao so với phần còn lại của Đông Nam Á khi ấy, Chanathip cùng các đồng đội đã không quá vất vả rinh về cho mình chức vô địch lần thứ 5 trong lịch sử tồn tại của AFF Cup.
Hai năm sau, Thái Lan không có được những ngôi sao ấy. Chính xác hơn, tham vọng “xuất khẩu” cầu thủ sang tầm cỡ Nhật Bản, Hàn Quốc đưa đến việc Thái Lan quyết định hy sinh AFF Cup. Ngay cả khi đội quân của Milovan Rajevac chỉ dừng bước ở vòng bán kết, giới truyền thông Thái Lan cũng không quá gay gắt. Báo chí nước này chỉ thực sự lên tiếng gay gắt khi ở vòng chung kết Asian Cup sau đó hơn 1 tháng, Thái Lan chật vật vào đến vòng 1/8, trong khi hàng xóm Việt Nam lọt đến vòng tứ kết của giải.
Thái Lan sẵn sàng đưa ra một đội hình làng nhàng dự AFF Cup 2020 đã là một nhẽ. Nhưng việc Thai League sẵn sàng đá vắt qua AFF Cup kéo theo rất nhiều trụ cột của các đội tuyển quốc gia thuộc Đông Nam Á đối mặt với nguy cơ không dự giải đấu này.
Đặc biệt, Philippines - đội bóng có tới 12 tuyển thủ quốc gia đang chơi ở Thai League, đứng trước nguy cơ cũng phải tung ra lực lượng dự bị, thiếu tiếng tăm tham dự AFF Cup 2020. Đội tuyển Việt Nam e rằng sẽ không thể có thủ môn Văn Lâm nếu CLB Muangthong United không đồng ý cho anh về nước.
AFF Cup là cuộc chơi của những đội tuyển Đông Nam Á. Nhưng khi mà giải đấu thiếu đi một Thái Lan tham vọng, một Philippines thiếu nhiều dàn cầu thủ tinh nhuệ thì khán giả hoàn toàn có quyền lo ngại, AFF Cup sẽ dần mất đi tính lôi cuốn.
Trung Ninh (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Hào hứng chinh phục cung đường Half Marathon Chư Pưh

Hào hứng chinh phục cung đường Half Marathon Chư Pưh

(GLO)- Sáng 8-12, hơn 850 vận động viên (VĐV) trong và ngoài tỉnh đã hội tụ về Giải chạy Half Marthon Chư Pưh 2024 lần thứ I với chủ đề “Bước chạy xanh-Thân thiện với môi trường”. Các chân chạy đều hào hứng khi được chinh phục cung đường đẹp nhưng đầy thử thách của vùng đất phía Nam tỉnh Gia Lai.

Tennis là một trong những môn thể thao bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự phát triển của pickleball. Ảnh: L.V.N

Pickleball “lấn sân” tennis

(GLO)- Pickleball đang có sự phát triển mạnh mẽ trong cả nước và Gia Lai cũng không ngoài cuộc. Môn thể thao mới này thậm chí còn “lấn sân” những môn thể thao truyền thống, đặc biệt là tennis.