Chuyện của các F0 ở TP. Hồ Chí Minh chiến thắng Covid-19 (Bài cuối): Khuyến khích các F0 tình nguyện ở lại phòng chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các chuyên gia y tế nhận định các trường hợp F0 đã được điều trị khỏi bệnh có nguy cơ tái nhiễm không cao, ít nhất là trong vòng 6 tháng sau khi khỏi bệnh. Do đó, việc họ tình nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch là điều đáng khuyến khích và cần nhân rộng.

Bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Ảnh: BVCC
Những ngày này, đội ngũ nhân viên y tế tại TP.HCM đang phải "oằn mình" phòng, chống dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 đã được điều trị khỏi, nhưng tình nguyện ở lại hỗ trợ lực lượng y, bác sĩ.
Theo các chuyên gia, với các trường hợp F0 đã được điều trị khỏi bệnh, nguy cơ tái nhiễm không cao, ít nhất là trong vòng 6 tháng sau khi khỏi bệnh. Do đó, việc họ tình nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch là điều đáng khuyến khích và cần nhân rộng.
ThS.BS Lâm Hoàng Cát Tiên (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM) cho biết nghiên cứu đăng trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm (thuộc Hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ) của tác giả Valeria De Giorgi và cộng sự vào tháng 6/2021 kết luận, miễn dịch tự nhiên có được sau nhiễm Covid-19 có thể tồn tại đến 11 tháng.
Tương tự, một công bố khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào tháng 5/2021 cũng nêu rõ, 90 - 99% người nhiễm Covid-19 sẽ phát triển các kháng thể trung hòa trong vòng 2 - 4 tuần sau khi nhiễm virus.
Công bố này của WHO chỉ ra rằng hầu hết các cá nhân phát triển phản ứng miễn dịch mạnh mẽ sau khi bị nhiễm Covid-19 tự nhiên tương tự như hiện tượng có được do tiêm chủng.
Tại TP.HCM đã có nhiều F0 khỏi bệnh đã tình nguyện ở lại các bệnh viện để hỗ trợ nhân viên y tế chăm sóc người bệnh. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chuyên gia trong Tổ hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Đồng Tháp, cho biết mặc dù các nghiên cứu về khả năng tái nhiễm virus Covid-19 còn tương đối hạn chế, nhưng theo những kết quả nghiên cứu sơ bộ, những người từng mắc Covid-19 đã hồi phục, nguy cơ tái nhiễm lại trong vòng 5 tháng thấp hơn nhiều so với người chưa nhiễm. 
Do vậy, những người này nếu tình nguyện tham gia chống dịch, sẽ có thể "an toàn" hơn những người chưa nhiễm và chưa được tiêm vaccine đầy đủ.
BS Cấp chia sẻ thực tế, nhiều thầy thuốc không may bị nhiễm Covid-19 vẫn tình nguyện điều trị vòng trong ở các khu điều trị bệnh nhân Covid-19 và xung phong thực hiện những thao tác nguy hiểm thay cho các đồng nghiệp khác. 
Mặc dù tỷ lệ mắc lại của những người từng nhiễm Covid-19 ít, nhưng trường hợp mắc lại vẫn có thể xảy ra và vẫn có nguy cơ diễn biến nặng như người mắc lần đầu. Nên trong quá trình làm việc, họ vẫn phải đảm bảo các trang bị phòng hộ đầy đủ, tuân thủ các nguyên tắc phòng, chống lây nhiễm và tiêm vaccine bổ sung khi có chỉ định.
"Chúng tôi cho rằng những người từng nhiễm Covid-19 đã hồi phục, những người đã được tiêm đủ vaccine là những người có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn rất nhiều so với những người chưa nhiễm và chưa tiêm vaccine Covid-19. Do vậy, nếu động viên họ tình nguyện tham gia công tác phòng chống dịch, chúng ta sẽ có lực lượng đông đảo và an toàn hơn để giảm gánh nặng cho các nhân viên y tế", BS Cấp nói.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm người dân huyện Củ Chi. Ảnh: HCDC
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm người dân huyện Củ Chi. Ảnh: HCDC
Đồng tình với quan điểm này, bác sĩ Trương Hữu Khanh - chuyên gia truyền nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho rằng những người đã từng nhiễm Covid-19 có khả năng tái nhiễm rất thấp, ít nhất là trong vòng 5-6 tháng sau khi khỏi bệnh.
Trong khi đó, công tác phòng, chống dịch hiện nay có nhiều công việc phải làm và những người làm công tác này phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao. Do đó, ngành y tế đang rất cần lực lượng hỗ trợ và việc những người nhiễm đã khỏi bệnh tham gia các công đoạn phòng dịch.
"Các F0 với "tấm khiên miễn dịch" đều có thể ít nhiều tham gia các hoạt động phòng, chống dịch, hỗ trợ nhân viên y tế trong bối cảnh thiếu nhân lực như hiện nay", bác sĩ Khanh nhận định.
Trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19, bác sĩ Nguyễn Minh Quân - Giám đốc Bệnh viện điều trị Covid-19 TP.Thủ Đức nhìn nhận những trường hợp F0 đã khỏi bệnh rất thông thạo các công đoạn chăm sóc người bệnh, nên không cần phải chỉ dẫn quá nhiều.

Bệnh nhân Covid-19 nặng đang được chăm sóc tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân Covid-19 nặng đang được chăm sóc tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Ảnh: BVCC
Bệnh viện Thủ Đức đã triển khai mô hình "tổ tự quản" ở các phòng bệnh với mục tiêu lấy những người là F0 đã được điều trị khỏi phụ giúp y bác sĩ theo dõi các ca F0 khác, hoặc chọn những người có đủ sức khỏe để huấn luyện cơ bản những kiến thức về theo dõi tình trạng oxy máu, tình trạng khó thở của người bệnh.
"Nhân viên y tế không thể lúc nào cũng cận kề bệnh nhân. Do đó, tổ tự quản là cánh tay nối dài để phát hiện kịp thời các thay đổi bất thường, nơi bệnh nhân trong khu vực của mình quản lý và báo ngay cho bác sỹ, nhân viên y tế xử lý. Từ đó, giảm đáng kể áp lực cho đội ngũ y bác sĩ", bác sĩ Quân chia sẻ.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM đã có công văn khẩn gửi Giám đốc Sở Y tế và Tổ điều phối nguồn nhân lực tham gia phòng, chống dịch Covid-19, chỉ đạo tập trung đẩy mạnh một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch.
Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM yêu cầu Giám đốc Sở Y tế tham mưu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 việc vận động, sử dụng các bệnh nhân Covid-19 đã hoàn thành điều trị để tham gia tình nguyện phục vụ phòng, chống dịch.
Theo Bạch Dương (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.