Chuyện bắt tướng bại trận "Tùy nghi di tản"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong lịch sử chiến tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai, chuyện quân ta bắt được tù binh cấp tướng là không ít. Nhưng có lẽ việc bắt được Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm-Phó Tư lệnh Quân đoàn 2 Ngụy thì lại là trường hợp đặc biệt. Bởi lẽ, Cẩm bị bắt trong tư thế… đang giả chết. Trần Văn Cẩm chính là tác giả của cái gọi là “rút lui chiến lược” và trực tiếp chỉ huy cuộc rút chạy “tùy nghi di tản” trên đường 7 vào tháng 3-1975.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thượng tá Dương Đình Quyền-nguyên chiến sĩ Đại đội 9 (Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320, người tham gia chiến dịch từ đánh chặn địch ở Cheo Reo-Phú Bổn và hành quân truy kích địch đến kết thúc chiến dịch) nhớ lại: Tàn quân của Quân đoàn 2 lúc ấy co cụm lại ở thị xã Tuy Hòa, Phú Yên. Thượng tá Dương Đình Quyền bấy giờ là Tiểu đội phó.

Hôm đó là ngày 1-4-1975, đúng 5 giờ 30 phút sáng, tất cả trận địa pháo của ta đồng loạt nổ súng. Sau đó, bộ binh có xe tăng yểm trợ xông lên tràn vào thị xã đánh vào đội hình của quân địch. Đến 7 giờ 30 phút sáng, ta đã làm chủ trận địa. Địch tan tác tháo chạy ra bờ biển. Khi ấy, trung đội của anh do Trung đội trưởng Đàm Việt Hùng chỉ huy, được lệnh truy kích địch chạy trốn ở bãi biển Đông Tác, bắt được hơn 20 tù binh. Giữa những hàng phi lao và chi chít hố đạn pháo thì phát hiện mấy cái xác nằm úp mặt. Các chiến sĩ tiến lại gần, một suy đoán lóe lên trong đầu Trung đội trưởng Hùng: Có thể là bọn giả chết. “Anh ra hiệu cho chúng tôi tiến lại gần, chĩa súng vào “cái xác” bự nhất mỉm cười nói: “Cứ bồi cho nó một loạt nữa cho chắc”. Cái xác bỗng bật dậy la rối rít: “Ấy… tôi còn sống… tôi là chuẩn tướng…”. Cả mấy “cái xác” bên cạnh đều bật dậy đầu hàng. Xem giấy tờ tùy thân thì chúng tôi xác định đã bắt được Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, người chỉ huy cuộc rút chạy”-Thượng tá Dương Đình Quyền kể.

Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, người “thiết kế” và trực tiếp chỉ huy cuộc rút lui chiến lược “tùy nghi duy tản” của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã kết thúc thảm bại như thế. Sau này, khi đã bình tâm trở lại, chính Trần Văn Cẩm không thể giải thích nổi tại sao Việt cộng lại đưa được cả pháo binh và xe tăng vào trận địa nhanh đến thế. Bởi con đường 7 từ Củng Sơn đi Tuy Hòa nham nhở hố bom, cầu sập và đầy mìn… là “con đường chết”. Ông ta không hiểu là phải. Vì các chiến sĩ Tiểu đoàn 7 công binh của Sư đoàn 320 anh hùng đã quên ăn, quên ngủ, “không đêm nào không có mìn nổ, không có người hy sinh” để thông đường cho bộ đội ta truy kích chúng.

Chiến tranh đã lùi xa, nhắc lại sự kiện này để thêm một lần tri ân các chiến sĩ của Đoàn Đồng Bằng-Sư đoàn 320 anh hùng. Họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh chặn, tiêu diệt và kết thúc cuộc “rút chạy chiến lược” trên đường 7 của Quân đoàn 2 Ngụy trong chiến dịch Tây Nguyên tháng 3-1975 lịch sử.

Quốc Ninh

Có thể bạn quan tâm

Chợ Đồn xưa và nay

Chợ Đồn xưa và nay

(GLO)- Xuôi theo quốc lộ 19 về Quy Nhơn, bước vào địa phận thị xã An Khê là bắt gặp Chợ Đồn nằm ngay phía bên trái đường. Khu chợ này đã có tên tuổi từ đầu thế kỷ XX, đến nay vẫn tồn tại và phát triển. Nhưng rất ít người biết nó đã hình thành và hoạt động như thế nào sau những biến đổi của thời gian.
Chư Sê

Chư Sê

(GLO)- Chư Sê là tên của dãy núi ngăn cách cao nguyên Pleiku với vùng trũng Cheo Reo (Ayun Pa) theo chiều Bắc Nam. Trên thực tế, người ta biết đến địa danh Chư Sê nhiều còn bởi nó cũng là tên của một đường đèo dài 3 km trên quốc lộ 25, cắt ngang dãy núi này.
Đi tìm tác giả một bài thơ kháng chiến

Đi tìm tác giả một bài thơ kháng chiến

(GLO)- Tại Phòng Văn hóa-Thông tin thị xã An Khê hiện đang lưu giữ một bài thơ viết về người Bí thư chi bộ đầu tiên của An Khê: Liệt sĩ Đỗ Trạc, hy sinh ngày 7-3-1947. Trước đó, ông bị thực dân Pháp bắt, tra tấn 7 ngày 7 đêm. Không khuất phục được ông, chúng đã hèn hạ xử bắn ông tại sân vận động An Khê rồi chặt thành 3 khúc. Cảm động trước khí tiết của ông, một tác giả có tên Huỳnh Trung Tín đã có bài thơ “Đầu sóng hiên ngang“:
Cộng đồng người Tày-Nùng trên quê hương Anh hùng Núp

Cộng đồng người Tày-Nùng trên quê hương Anh hùng Núp

(GLO)- Từ chỗ chỉ có 2 dân tộc tại chỗ là Bahnar và Jrai, kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho biết, trên địa bàn Gia Lai thời điểm đó có đến 38 dân tộc cùng chung sống. Những dân tộc có mặt ở Gia Lai muộn đều có những lý do riêng để chọn vùng đất này làm quê hương thứ hai, trong đó có cộng đồng người Tày và người Nùng ở xã Tơ Tung, huyện Kbang.
Thác Lệ Kim

Thác Lệ Kim

(GLO)- Lệ Kim là tên một thác nước trên suối Blang-ranh giới giữa xã Ia Tô (xã B14), huyện Ia Grai và xã Ia Dơk (xã B9), huyện Đức Cơ.
Chuyện ít biết về cố vấn Nhật hy sinh tại Mook Đen năm 1946

Chuyện ít biết về cố vấn Nhật hy sinh tại Mook Đen năm 1946

(GLO)- Trong sử liệu về cách mạng Việt Nam có nhắc đến vai trò của các “Chiến sĩ quốc tế-Việt Nam mới“ trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954). Đó là những người châu Âu, châu Á, châu Phi, từng là sĩ quan, binh lính viễn chinh xâm lược Việt Nam, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã tình nguyện gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam, tham gia huấn luyện, chiến đấu chống Pháp, được Bác Hồ gọi là người “Việt Nam mới“.
Địa danh Đak Đoa và nguồn cội

Địa danh Đak Đoa và nguồn cội

(GLO)- Trong các địa danh quen thuộc ở Gia Lai, có lẽ không địa danh nào được sử dụng cho nhiều không gian khác nhau, ở những thời điểm lịch sử khác nhau như Đak Đoa. Điều này, làm cho những người ở Gia Lai (hay tỉnh Pleiku thời kỳ trước giải phóng) sẽ hình dung ra những vùng đất riêng khi nhắc đến Đak Đoa.
Tơ Tung - địa chỉ lịch sử, văn hóa đáng quan tâm

Tơ Tung - địa chỉ lịch sử, văn hóa đáng quan tâm

(GLO)- Những thập niên gần đây, cái tên Tơ Tung đã dần trở nên quen thuộc với đồng bào các dân tộc tỉnh Gia Lai và du khách quan tâm đến Tây Nguyên, bởi nơi ấy có di tích Làng kháng chiến Stơr-quê hương anh hùng Núp-những tên đất, tên người sớm nổi tiếng cùng tiểu thuyết “Đất nước đứng lên“ của nhà văn Nguyên Ngọc; có làng Leng Tơpung với những đội cồng chiêng đủ các thế hệ, giới tính… rất đặc biệt của Tây Nguyên.
Kon Chư Răng - Mâu thuẫn từ cái tên

Kon Chư Răng - Mâu thuẫn từ cái tên

(GLO)- Nơi chúng tôi muốn nói đến là vùng đất ở phía Đông Bắc xã Sơn Lang, huyện Kbang. Gần đây, chốn xa xôi cách trở này rất “hút“ người và trở thành một địa danh “hot“ bởi có nhiều thác-rừng hùng vĩ, một điểm đến tiềm năng của du lịch Gia Lai. Thế nhưng trên thực tế, việc đọc và viết địa danh này như thế nào hẳn đã từng làm không ít người lúng túng.
Sản vật Gia Lai có gì, còn mất?

Sản vật Gia Lai có gì, còn mất?

(GLO)- Sản vật Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng có thể nói là rất nhiều, cả xưa và nay. Nhưng trong phạm vi bài viết này chỉ xin nói về sản vật tự nhiên của Gia Lai. Những sản vật này là gì và nay còn gì?
Công viên Diên Hồng-chuyện xưa kể lại

Công viên Diên Hồng-chuyện xưa kể lại

(GLO)- Đã là dân Phố núi thì hầu như ai cũng đã một lần đặt chân đến Công viên Diên Hồng, bởi đây là nơi giải trí công cộng, lại nằm ngay trung tâm TP. Pleiku. Công viên có diện tích 12,3 ha, trong đó diện tích mặt nước là 2,7 ha với 2 hồ nước. Nơi đây có nhà hàng, khách sạn, có các khu vui chơi, khu thể thao, vườn hoa cây cảnh và chuồng thú, có mặt hồ vui chơi đạp vịt, chèo thuyền, phía trên là chiếc cầu treo bắc ngang tạo điểm nhấn thú vị…
Thăm bảo tàng cổ vật

Thăm bảo tàng cổ vật

(GLO)- Lần lữa đôi lần, mới đây tôi cũng đến thăm Bảo tàng Cổ vật (trực thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai). Thăm rồi lại muốn giới thiệu thêm cho nhiều người biết. Băn khoăn vì, gần trọn buổi sáng hôm ấy mà chỉ có mình tôi với sự nhiệt tình đến du dương của cô thuyết minh viên Nguyễn An. An giải thích rằng, khách đến tham quan phần lớn là đi theo đoàn, cá nhân thì cũng… lai rai. Với tôi, bảo tàng này là độc nhất vô nhị: bảo tàng trong một ngôi chùa và chùa trong bảo tàng, nằm ngay giữa trung tâm TP. Pleiku.