Sông Ba và những cái tên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những câu, từ trong bài hát Ca ngợi anh hùng Núp của nhạc sĩ Trần Quý: “Đây bất khuất Tây Nguyên cao cao/Núi mây điệp trùng gió ào ào/Đây sóng nước sông Ba dâng trào/Người Bahnar như đàn chim chơ rao” đã làm cho nhiều người biết đến sông Ba, yêu mến con sông huyền thoại này, dù họ chưa một lần đặt chân đến sườn Đông Trường Sơn-quê hương Anh hùng Núp, nơi có dòng sông Ba miệt mài chảy qua, đưa nước xuống vùng duyên hải Phú Yên. Tuy nhiên, khi chảy qua mỗi vùng miền, đi qua mỗi tộc người, sông Ba lại được gọi bằng những cái tên khác nhau hẳn là điều vẫn chưa nhiều người biết.

Bắt nguồn từ núi Ngok Rô ở độ cao 1.549 m, trên dãy Ngok Linh (thuộc tỉnh Kon Tum), sông Ba chảy theo sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, qua các tỉnh Gia Lai, Phú Yên để đổ về Biển Đông.

 

Một góc sông Ba. Ảnh: internet
Một góc sông Ba. Ảnh: internet

Sông có lưu vực rộng hơn 13.900 km2 và là lưu vực sông rộng lớn nhất Tây Nguyên. Các nhánh chính của sông Ba là: Ayun, Ia Krông, Krông Năng và sông Hinh đều nằm ở phía hữu ngạn. Từ nguồn về xuôi, sông chảy theo hướng Bắc-Nam, chuyển dần theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Ở phần thượng lưu của sông Ba, núi vây sát các thung lũng, chỗ rộng, chỗ hẹp. Xuống đến Nam huyện Kbang, núi đồi lùi xa về 2 bên nhường chỗ cho những đồng bằng khá rộng kéo dài dọc sông.

Trước khi bị chặn dòng, đổ một phần nước về sông Kôn (khi xây dựng Thủy điện An Khê-Ka Nak), do nằm ở vùng trung gian, chịu ảnh hưởng của cả 2 khối không khí Đông và Tây Trường Sơn nên phân bố dòng chảy trong năm của con sông này khá điều hòa. Tuy nhiên, lưu lượng nước giữa mùa mưa và mùa khô trên sông vẫn có sự khác biệt. Mùa mưa, nước sông Ba dâng cao, lưu lượng rất mạnh, còn về mùa khô lòng sông ở nhiều nơi bị cạn. Phù sa của dòng sông này đã tạo nên một vùng trũng Ayun Pa màu mỡ và nhiều cánh đồng nhỏ dọc theo sông ở các huyện An Khê, Ia Pa, Krông Pa.

Với chiều dài hơn 300 km, sông Ba là con sông dài nhất chảy trên sườn Đông Trường Sơn của Tây Nguyên. Khi len lỏi qua các vùng đất có các tộc người khác nhau sinh sống, dòng sông được cư dân địa phương gọi bằng những cái tên khác nhau như: người Bahnar gọi nó là Đak Krong (sông Lớn) hay Krong Bar; người Jrai gọi là Krông Pa (sông Lớn) hoặc Ia Pa (sông Pa); người Việt (Kinh) ở tỉnh Gia Lai gọi nó là sông Ba (có lẽ là do viết hóa danh từ Pa của các tộc người trong vùng); còn Đà Rằng là cái tên mà người Việt ở Phú Yên dành gọi dòng sông này.

Về nghĩa của địa danh theo cách gọi của cư dân tại chỗ nơi đây, dù đã đi khắp vùng người Bahnar và người Jrai, nhưng hầu như chúng tôi không tìm được lời giải thích thỏa đáng. Đến tận đầu nguồn sông ở xã Krong (huyện Kbang), chúng tôi gặp bok Đinh Byưh và có được lời giải thích duy nhất: Sông này người Bahnar ở đây gọi là Krong Bar/Phar. Bar trong tiếng Bahnar có nghĩa là số 2 (số đếm), vì trước đây, mùa mưa về thường có 1-2 người bị chết đuối trên sông. Dân làng nói đó là những người bị thần nước lấy.

Chúng tôi cho rằng cách giải thích trên chưa thật sự thuyết phục. Nhưng với cách lý giải nào thì cư dân các dân tộc tỉnh Gia Lai, nơi có sông Ba chảy qua, vẫn có cách hiểu chung tên gọi của sông Ba là dòng sông lớn.

Kim Vân

Có thể bạn quan tâm

Chư Sê

Chư Sê

(GLO)- Chư Sê là tên của dãy núi ngăn cách cao nguyên Pleiku với vùng trũng Cheo Reo (Ayun Pa) theo chiều Bắc Nam. Trên thực tế, người ta biết đến địa danh Chư Sê nhiều còn bởi nó cũng là tên của một đường đèo dài 3 km trên quốc lộ 25, cắt ngang dãy núi này.
Đi tìm tác giả một bài thơ kháng chiến

Đi tìm tác giả một bài thơ kháng chiến

(GLO)- Tại Phòng Văn hóa-Thông tin thị xã An Khê hiện đang lưu giữ một bài thơ viết về người Bí thư chi bộ đầu tiên của An Khê: Liệt sĩ Đỗ Trạc, hy sinh ngày 7-3-1947. Trước đó, ông bị thực dân Pháp bắt, tra tấn 7 ngày 7 đêm. Không khuất phục được ông, chúng đã hèn hạ xử bắn ông tại sân vận động An Khê rồi chặt thành 3 khúc. Cảm động trước khí tiết của ông, một tác giả có tên Huỳnh Trung Tín đã có bài thơ “Đầu sóng hiên ngang“:
Cộng đồng người Tày-Nùng trên quê hương Anh hùng Núp

Cộng đồng người Tày-Nùng trên quê hương Anh hùng Núp

(GLO)- Từ chỗ chỉ có 2 dân tộc tại chỗ là Bahnar và Jrai, kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho biết, trên địa bàn Gia Lai thời điểm đó có đến 38 dân tộc cùng chung sống. Những dân tộc có mặt ở Gia Lai muộn đều có những lý do riêng để chọn vùng đất này làm quê hương thứ hai, trong đó có cộng đồng người Tày và người Nùng ở xã Tơ Tung, huyện Kbang.
Thác Lệ Kim

Thác Lệ Kim

(GLO)- Lệ Kim là tên một thác nước trên suối Blang-ranh giới giữa xã Ia Tô (xã B14), huyện Ia Grai và xã Ia Dơk (xã B9), huyện Đức Cơ.
Chuyện ít biết về cố vấn Nhật hy sinh tại Mook Đen năm 1946

Chuyện ít biết về cố vấn Nhật hy sinh tại Mook Đen năm 1946

(GLO)- Trong sử liệu về cách mạng Việt Nam có nhắc đến vai trò của các “Chiến sĩ quốc tế-Việt Nam mới“ trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954). Đó là những người châu Âu, châu Á, châu Phi, từng là sĩ quan, binh lính viễn chinh xâm lược Việt Nam, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã tình nguyện gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam, tham gia huấn luyện, chiến đấu chống Pháp, được Bác Hồ gọi là người “Việt Nam mới“.
Địa danh Đak Đoa và nguồn cội

Địa danh Đak Đoa và nguồn cội

(GLO)- Trong các địa danh quen thuộc ở Gia Lai, có lẽ không địa danh nào được sử dụng cho nhiều không gian khác nhau, ở những thời điểm lịch sử khác nhau như Đak Đoa. Điều này, làm cho những người ở Gia Lai (hay tỉnh Pleiku thời kỳ trước giải phóng) sẽ hình dung ra những vùng đất riêng khi nhắc đến Đak Đoa.
Nhìn lại trận công đồn Tú Thủy

Nhìn lại trận công đồn Tú Thủy

(GLO)- Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Gia Lai nói chung, của An Khê nói riêng có một trận đánh được Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai ghi nhận: trận công đồn Tú Thủy (thuộc huyện An Khê) tháng 3-1947. Đây là trận phản công quy mô lớn đầu tiên trên chiến trường Gia Lai kể từ khi quân Pháp tái chiếm Tây Nguyên năm 1946.
Tơ Tung - địa chỉ lịch sử, văn hóa đáng quan tâm

Tơ Tung - địa chỉ lịch sử, văn hóa đáng quan tâm

(GLO)- Những thập niên gần đây, cái tên Tơ Tung đã dần trở nên quen thuộc với đồng bào các dân tộc tỉnh Gia Lai và du khách quan tâm đến Tây Nguyên, bởi nơi ấy có di tích Làng kháng chiến Stơr-quê hương anh hùng Núp-những tên đất, tên người sớm nổi tiếng cùng tiểu thuyết “Đất nước đứng lên“ của nhà văn Nguyên Ngọc; có làng Leng Tơpung với những đội cồng chiêng đủ các thế hệ, giới tính… rất đặc biệt của Tây Nguyên.
Kon Chư Răng - Mâu thuẫn từ cái tên

Kon Chư Răng - Mâu thuẫn từ cái tên

(GLO)- Nơi chúng tôi muốn nói đến là vùng đất ở phía Đông Bắc xã Sơn Lang, huyện Kbang. Gần đây, chốn xa xôi cách trở này rất “hút“ người và trở thành một địa danh “hot“ bởi có nhiều thác-rừng hùng vĩ, một điểm đến tiềm năng của du lịch Gia Lai. Thế nhưng trên thực tế, việc đọc và viết địa danh này như thế nào hẳn đã từng làm không ít người lúng túng.
Sản vật Gia Lai có gì, còn mất?

Sản vật Gia Lai có gì, còn mất?

(GLO)- Sản vật Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng có thể nói là rất nhiều, cả xưa và nay. Nhưng trong phạm vi bài viết này chỉ xin nói về sản vật tự nhiên của Gia Lai. Những sản vật này là gì và nay còn gì?
Công viên Diên Hồng-chuyện xưa kể lại

Công viên Diên Hồng-chuyện xưa kể lại

(GLO)- Đã là dân Phố núi thì hầu như ai cũng đã một lần đặt chân đến Công viên Diên Hồng, bởi đây là nơi giải trí công cộng, lại nằm ngay trung tâm TP. Pleiku. Công viên có diện tích 12,3 ha, trong đó diện tích mặt nước là 2,7 ha với 2 hồ nước. Nơi đây có nhà hàng, khách sạn, có các khu vui chơi, khu thể thao, vườn hoa cây cảnh và chuồng thú, có mặt hồ vui chơi đạp vịt, chèo thuyền, phía trên là chiếc cầu treo bắc ngang tạo điểm nhấn thú vị…
Thăm bảo tàng cổ vật

Thăm bảo tàng cổ vật

(GLO)- Lần lữa đôi lần, mới đây tôi cũng đến thăm Bảo tàng Cổ vật (trực thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai). Thăm rồi lại muốn giới thiệu thêm cho nhiều người biết. Băn khoăn vì, gần trọn buổi sáng hôm ấy mà chỉ có mình tôi với sự nhiệt tình đến du dương của cô thuyết minh viên Nguyễn An. An giải thích rằng, khách đến tham quan phần lớn là đi theo đoàn, cá nhân thì cũng… lai rai. Với tôi, bảo tàng này là độc nhất vô nhị: bảo tàng trong một ngôi chùa và chùa trong bảo tàng, nằm ngay giữa trung tâm TP. Pleiku.
Tìm hiểu địa danh Lệ Chí, Lệ Cần

Tìm hiểu địa danh Lệ Chí, Lệ Cần

(GLO)- Lệ Chí, Lệ Cần là những địa danh được người dân Pleiku biết đến nhiều, gắn với một đặc sản mang tên khoai lang Lệ Cần. Đây là những địa danh được hình thành khá sớm ở Gia Lai.