'Chữa lành' tâm thần bằng yoga

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với những tác động tích cực của liệu pháp thư giãn luyện tập bằng yoga đối với bệnh nhân, Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng bắt đầu triển khai các lớp tập huấn cho nhân viên để từ đó có thể nhân rộng liệu pháp này trong toàn viện. 

Dù còn bỡ ngỡ nhưng những điều dưỡng, kỹ thuật viên vẫn nỗ lực để có thể giúp bệnh nhân “chữa lành” bằng yoga.

Khi điều dưỡng “cắp sách” học thở, học “chữa lành”

Cứ đều đặn mỗi buổi chiều, một lớp học đặc biệt được tổ chức tại hội trường tầng 2 ở khu hướng nghiệp - Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng.

Trong không gian yên tĩnh với tiếng nhạc thiền du dương, các học viên là nhân viên của các Khoa điều trị đang cần mẫn tập luyện những động tác của bài yoga trị liệu dưới sự hướng dẫn của HLV. Đây là lớp tập huấn đầu tiên về liệu pháp thư giãn luyện tập bằng yoga do Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng triển khai để tiến tới triển khai áp dụng trong điều trị cho bệnh nhân.

Điều dưỡng CK 1 Đoàn Thị Hậu nỗ lực để xây dựng chương trình, triển khai lớp để chuẩn bị nhân lực triển khai rộng rãi liệu pháp điều trị này trong toàn viện. Ảnh: Giang Thanh

Điều dưỡng CK 1 Đoàn Thị Hậu nỗ lực để xây dựng chương trình, triển khai lớp để chuẩn bị nhân lực triển khai rộng rãi liệu pháp điều trị này trong toàn viện. Ảnh: Giang Thanh

Đối với các học viên, đây cũng là lần đầu tiên họ được tiếp cận với bộ môn yoga cũng như liệu pháp thư giãn luyện tập bằng yoga. Ban đầu, ai cũng có chút bỡ ngỡ, ngại ngùng, nhất là các điều dưỡng nam. Khi được phân công theo lớp để học kỹ thuật mới trong điều trị, anh Lê Ngọc Huy - điều dưỡng Khoa Cai nghiện chất và điều trị bắt buộc khá e dè.

“Trước đây, tôi cũng như nhiều người vẫn hình dung yoga là bộ môn dành cho nữ nên cũng có tâm lý e ngại. Nhưng khi vào lớp, được sự hướng dẫn của HLV, từ chính sự thay đổi của bản thân mình, tôi cảm nhận được tác dụng của liệu pháp này đối với sức khỏe tâm trí. Tôi cũng mong muốn sau khi trở về khoa có thể áp dụng và triển khai liệu pháp này để hỗ trợ bệnh nhân trong điều trị”, anh Huy nói.

“Chúng tôi kỳ vọng việc áp dụng liệu pháp thư giãn luyện tập bằng yoga với các phương pháp trị liệu khác tại bệnh viện sẽ mang lại những kết quả tích cực cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú”.

Bác sĩ Trần Nguyên Ngọc, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

“Việc tổ chức được lớp tập huấn liệu pháp thư giãn luyện tập bằng yoga là nỗ lực rất lớn của Tổ đào tạo - Phòng Chỉ đạo tuyến bệnh viện”, Điều dưỡng CKI Đoàn Thị Hậu (nhân viên Phòng chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng) chia sẻ. Các học viên đều là điều dưỡng, kỹ thuật viên ở các khoa nên phải vừa đảm bảo công tác chuyên môn, phải vừa sắp xếp được thời gian và lịch trình để tham gia lớp. Hiện, lớp học đang được tổ chức đều đặn mỗi chiều, từ 13h30 đến 16h30, cho đến khi hoàn thành khóa đào tạo với sự hướng dẫn của huấn luyện viên yoga trị liệu.

Không chỉ được học lý thuyết, cách luyện tập, các học viên còn được hướng dẫn về phương pháp truyền đạt, dẫn dắt để tạo môi trường thoải mái nhất cho bệnh nhân. Ảnh: Giang Thanh

Không chỉ được học lý thuyết, cách luyện tập, các học viên còn được hướng dẫn về phương pháp truyền đạt, dẫn dắt để tạo môi trường thoải mái nhất cho bệnh nhân. Ảnh: Giang Thanh

Chia sẻ về cơ duyên để thúc đẩy việc tập huấn và trong tương lai là triển khai liệu pháp này trong hỗ trợ điều trị, chị Hậu cho biết, trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc tế quý I/2024 với trường ĐH Monmouth (Hoa Kỳ), Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng đã hỗ trợ một sinh viên ngành Hoạt động trị liệu của trường này tổ chức các buổi chia sẻ về lợi ích của yoga và thiền đối với sức khỏe tâm thần.

“Những buổi học đó có sự tham gia của nhân viên bệnh viện và 2 bệnh nhân (hiện đã ra viện) của khoa Cấp tính nữ với tình trạng ổn và được bác sĩ chỉ định để tập cùng và có những cải thiện nhất định. Điều đó tiếp thêm động lực cho chúng tôi để hợp tác, nghiên cứu và nhân rộng kỹ thuật này”, chị Hậu nói.

Nhân rộng liệu pháp “chữa lành” bằng yoga

Trải nghiệm điều trị ở Khoa Cấp tính nữ cùng các nhân viên của Bệnh viên Tâm thần Đà Nẵng

Theo điều dưỡng Hậu, trước đó, việc áp dụng yoga trị liệu cho bệnh nhân đã được nhiều chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu. Điển hình như bác sĩ, bậc thầy Yoga người Ấn Độ Master Swami Sivananda hay ở Việt Nam có Giáo sư Nguyễn Việt đã nghiên cứu phương pháp thư giãn luyện tập trên cơ sở cải biên từ phương pháp “Luyện tập tự sinh, một số tư thế yoga và thở kiểu khí công.

“Ở Việt Nam và trên thế giới cũng có những nghiên cứu chứng minh hiệu quả của liệu pháp thư giãn luyện tập đối với các bệnh nhân tâm căn suy nhược (rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn dạng cơ thể…). Tất cả các yếu tố trở thành điều kiện thuận lợi, động lực để bệnh viện triển khai và mở rộng áp dụng liệu pháp này trong điều trị”, chị Hậu kể.

Muốn vậy, vấn đề trước mắt chính là nguồn nhân lực, để điều dưỡng, kỹ thuật viên có thể hướng dẫn, hỗ trợ bệnh nhân thì họ phải được đào tạo bài bản về chuyên môn. Trọng trách lên kế hoạch, chuẩn bị nội dung, giáo án, thiết kế quy trình theo đúng cấu trúc khung chương trình mà Bộ Y tế quy định được giao cho Tổ đào tạo.

Vốn là một người tập yoga nên chị Hậu có nhiều thuận lợi khi đã có những nghiên cứu và hiểu biết nhất định. Nhưng để xây dựng được một bài học mà bệnh nhân ở độ tuổi, thể trạng nào cũng có thể theo kịp và thực hiện hiệu quả lại không hề dễ dàng. Chị phải mày mò nghiên cứu tài liệu, tham khảo chuyên môn từ các huấn luyện viên yoga trị liệu giàu kinh nghiệm để thiết kế chương trình học liên quan đến liệu pháp thư giãn luyện tập bằng yoga.

Mỗi bài thực hành được hướng dẫn cho bệnh nhân gồm 3 phần, đầu tiên là thở định tâm; tiếp đến là các tư thế thư giãn vừa sức giúp cơ xương khớp được bôi trơn, linh hoạt, cột sống khỏe mạnh, ngủ ngon và sâu; cuối cùng phần thư giãn sâu là thiền buông bỏ giúp bệnh nhân giải phóng căng thẳng và tái tạo sức sống cho cơ thể. Mỗi liệu trình như vậy kéo dài từ 30 - 45 phút, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ 1 kèm 1 cùng với điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên đã được đào tạo.

“Bệnh nhân ở độ tuổi, thể trạng nào cũng có thể thực hành, trải nghiệm được. Không chỉ hướng dẫn phương pháp luyện tập, các điều dưỡng, kỹ thuật viên cần tạo được không gian thư giãn, thoải mái để dẫn dắt, đồng hành với bệnh nhân trong hành trình chữa lành”, chị Hậu chia sẻ.

Theo bác sĩ Trần Nguyên Ngọc, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, với tầm nhìn trở thành một trong những bệnh viện chuyên khoa tâm thần hàng đầu Việt Nam, cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần uy tín và chất lượng cao, đồng thời là cơ sở đào tạo, trao đổi chuyên môn tin cậy của các tổ chức và cá nhân về lĩnh vực sức khỏe tâm thần, bệnh viện luôn quan tâm, khuyến khích việc thực hành và áp dụng những kỹ thuật mới và đa dạng các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.