Chính sách đồng bộ giữ chân nhân viên y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Câu chuyện giữ chân nhân viên y tế công, đặc biệt là y tế tuyến cơ sở đã đưa lên bàn 'cân đo, đong đếm' cả thập kỷ nay.

Cứ mỗi lần dịch bệnh bùng phát hay có sự kiện y tế liên quan đến nhân lực thì vấn đề lại được đặt ra và sau đó thì như trôi vào hư không vì không có cơ chế thu hút, giữ người. Cứ thế, nước cứ chảy về chỗ trũng, nhân lực y tế công cứ “chảy” ra tư nhân với chế độ hấp dẫn, hoặc chuyển việc. Đó cũng là quy luật rất tự nhiên.


 

 Bác sĩ Trạm y tế chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Ảnh: Duy Tính
Bác sĩ Trạm y tế chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Ảnh: Duy Tính


Qua đợt dịch thứ 4, ngành y tế TP.HCM đã rút ra bài học “xương máu” về y tế cơ sở. Hệ lụy là sức lực nhân viên y tế bị vét cạn kiệt; người bệnh thì thiếu người chăm sóc; thiệt cả đôi đường. Gần 1.000 nhân viên y tế công tại TP.HCM nghỉ việc trong 10 tháng qua là điều đáng suy ngẫm.

Ngành y tế TP.HCM đã có đề xuất thông qua cơ chế đặc thù về lương, đãi ngộ, đặc biệt chính sách nhân lực theo quy mô dân số chứ không phân theo hành chính cấp phường, xã. Nếu được HĐND TP.HCM thông qua, TP.HCM đi tiên phong trong vấn đề giữ chân và thu hút nhân lực y tế tuyến cơ sở.

Nhưng, nói đi thì phải nói lại, chính sách đãi ngộ, thu hút dù có nhưng nếu cơ chế hoạt động bị bó buộc, chưa dung hòa với chính sách khác về khám, chữa bệnh, bác sĩ gia đình thì y tế cơ sở cũng sẽ mai một. Một bác sĩ có nhiều kinh nghiệm về hưu, một bác sĩ giỏi muốn cống hiến, nhưng đặt ở vị trí y tế phường xã, trung tâm y tế quận, huyện thì liệu có phát huy được hết chất xám của họ hay cũng chỉ ngồi kê vài ba viên thuốc bảo hiểm cho bệnh nhân mà phải cân não đong, đo?… Còn bệnh nhân chạy lên tuyến trên từ trước đến nay, dịch bệnh không chống đỡ nổi thì cũng không đạt được mục đích mong muốn mà còn gây ra cả sự lãng phí.

Dịch bệnh đang có xu hướng gia tăng, nhân lực y tế đang phải căng mình chống đỡ, nếu chậm thông qua cơ chế chính sách phù hợp với thời cuộc thì trách nhiệm trước dân sẽ càng lớn. Đừng bàn thêm, vì đã bàn quá nhiều rồi! Cứ có cơ chế, chính sách rồi làm và rút kinh nghiệm từng giai đoạn để đúc kết.

Theo Duy Tính (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.